Page 82 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 82
với Đảng và có tác dụng không kém hơn năm 1949-1950 ta tạm cấp
đất cho nông dân, đúng như Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Ta tạm cấp
ruộng đất cho nông dân là lá bùa hộ mệnh cho cán bộ ở lại hoạt động
miền Nam”.
Cuối năm 1969, anh Kiệt có quyết định của Trung ương điều về
làm Bí thư Khu ủy Khu 9, nhưng đến cuối năm 1970, anh Kiệt mới
về Khu 9. Khi về Khu 9, anh làm việc với tỉnh Cần Thơ khoảng một
tháng, sau đó anh đến làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng vào đầu tháng
2/1971. Anh ở rạch Cái Cui, hiện nay là ấp Ngô Kim, xã Thạnh Lợi,
huyện Hồng Dân (tại xóm nhà anh Tư Biền) hơn một tháng để phổ
biến Chỉ thị số 01-71/CT của Trung ương Cục miền Nam và kiểm
điểm tình hình địch - ta từ sau Tết Mậu Thân năm 1968.
Khi anh Kiệt đến làm việc với tỉnh Sóc Trăng, tình hình hết sức
khó khăn. Vùng nông thôn giải phóng bị địch bình định lấn chiếm
hầu hết. Ta mất đất, mất dân, mất hết căn cứ của tỉnh, huyện, xã,
do đó, 2/3 số xã cán bộ xã phải ly hương, cán bộ, đảng viên và nòng
cốt, cốt cán bị thiệt hại nặng, du kích, dân quân tự vệ ấp, xã chiến
đấu chỉ còn trên danh nghĩa, các tiểu đoàn lực lượng vũ trang của
tỉnh và địa phương mất sức chiến đấu, vừa thiếu quân số, vừa cạn
kiệt súng đạn, không bổ sung được quân số... Trước tình hình khó
khăn, phức tạp đó, trong Tỉnh ủy ý kiến đánh giá tương quan lực
lượng giữa ta và địch còn khác nhau; có ý kiến chủ quan, cho rằng
thế và lực của ta còn mạnh hơn địch. Do ý kiến khác nhau đó, nên
ta chậm chuyển hướng hoạt động của lực lượng chính trị - vũ trang
cho phù hợp với điều kiện là mất đất, mất dân, mất vùng căn cứ. Hội
nghị này kéo dài hơn một tháng, anh Kiệt đặt ra nhiều vấn đề hóc
búa để Tỉnh ủy thảo luận. Sau cùng, anh Kiệt phân tích, kết luận,
đề ra định hướng và các giải pháp, tập trung cho nhiệm vụ trọng
tâm đánh phá bình định, chuyển thế từ bị động lên chủ động, chuẩn
bị cho chiến dịch năm 1972 và đưa cán bộ tỉnh, huyện về xây dựng,
khôi phục lại cơ sở, “tất cả cho cơ sở”, “tất cả cho chiến thắng”...
80