Page 84 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 84

sai lầm chủ quan, duy ý chí, không đánh giá đúng tương quan lực

            lượng giữa hai bên, cứ tiếp tục tấn công vào thành thị. Trong khi
            đó, địch tiến hành “bình định cấp tốc” (vào cuối năm 1968 đầu năm
            1969), đóng đồn bốt ở hầu hết vùng nông thôn giải phóng. Ta mất
            đất, mất dân, mất vùng căn cứ, chỉ còn căn cứ U Minh, lực lượng vũ
            trang quân khu và các tỉnh mất sức chiến đấu, cán bộ, đảng viên và
            các tổ chức quần chúng bị thiệt hại nặng, nhiều xã cán bộ, đảng viên

            ly hương, tư tưởng diễn biến khá phức tạp, co thủ, không dám bung
            ra hoạt động, xa rời quần chúng... Điểm nổi bật của anh Kiệt trong
            cuộc họp này là tạo được sự thống nhất cao trong Khu ủy, Quân khu
            ủy và các địa phương. Đó là thắng lợi bước đầu tạo ra sức mạnh mới
            của toàn khu.
                Đêm mùng 6 rạng ngày mùng 7/4/1972, ta đồng loạt tấn công
            địch, lấy tên là chiến dịch Nguyễn Huệ, gồm 6 cao điểm, 2 trọng
            điểm (trọng điểm 1 ở Chương Thiện - U Minh, trọng điểm 2 ở Vĩnh
            Long - Trà Vinh). Trong tấn công, ta vận dụng ba mũi giáp công

            đánh địch giành thắng lợi lớn, toàn diện, giải phóng toàn bộ vùng
            nông thôn mà trước đó địch bình định lấn chiếm, có tỉnh còn mở
            rộng thêm vùng giải phóng mới, giành lại đất và dân, khôi phục lại
            cơ sở xã, ấp, đưa đảng viên, cán bộ ly hương về bám địa bàn. Đặc
            biệt, 2 trọng điểm mở rộng vùng giải phóng đạt yêu cầu, mỗi trọng
            điểm mở rộng giải phóng liên hoàn 2 - 3 huyện; địch chỉ còn chiếm

            đóng một số con đường giao thông và thị trấn.
                Chiến dịch bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8/1972, ta tiêu diệt 4
            chi khu, 2 yếu khu, 6 căn cứ trung đoàn, tiểu đoàn; diệt, bức hàng,
            bức rút, khởi nghĩa trên 900 đồn bốt của địch.
                Thắng lợi này là của sự quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân
            Tây Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy và Quân khu ủy, trước
            hết là anh Võ Văn Kiệt. Anh Kiệt có tư duy chính trị sắc sảo, là nhà
            lãnh đạo tài năng, sáng tạo. Tuy về làm Bí thư Khu ủy Khu 9 thời

            gian ngắn (1970-1973), nhưng anh Kiệt đã chỉ đạo Tây Nam Bộ
            đánh địch làm thay đổi cục diện chiến trường Tây Nam Bộ, từ thế bị

            82
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89