Page 260 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 260

tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị còn quyết định đổi tên Đảng Cộng
                      sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Thứ hai, vào tháng 6/1931,

                      Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt tại Hương Cảng và bị giam giữ, đưa ra tòa
                      án xét xử. Đến tháng 1/1933, Người mới được toà án tuyên vô tội, được thả ra
                      do có sự giúp đỡ, bào chữa của luật sư Loseby cùng các cộng sự và các tổ chức
                      khác. Thứ ba, khi Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc trở lại Liên Xô vào mùa thu
                      năm 1934, sau một thời gian lưu lại Hạ Môn, Thượng Hải, Trung Quốc, Người
                      được bố trí học tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế
                      Cộng sản, phụ trách nhóm học sinh Việt Nam học tại đây. Sau đó, Người theo
                      học Trường quốc tế Lênin, dành cho cán bộ đảng của các Đảng Cộng sản và
                      công nhân quốc tế. Sau khi học xong, Người về công tác tại Viện Nghiên cứu
                      các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tham dự Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản

                      (7/1935). Đến cuối năm 1938, Người rời Liên Xô, đến Trung Quốc tham gia các
                      hoạt động của phong trào cách mạng Trung Quốc, bắt liên lạc, chỉ đạo phong
                      trào cách mạng Việt Nam, mở lớp huấn luyện cán bộ, chuẩn bị điều kiện trở về
                      nước lãnh đạo cách mạng.
                            Ngày 28/1/1941,  Nguyễn Ái Quốc cùng 5 đồng chí Phùng Chí Kiên, Lê

                      Quảng Ba, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc vượt biên giới Trung-Việt
                      tại cột mốc số 108, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trở về nước,
                      kết thúc hành trình 3 thập kỷ đi tìm đường cứu nước.
                            Một số nhận xét

                            Thứ nhất, hiếm có một nhân vật, một nhà cách mạng nào lại có một hành
                      trình tìm đường cứu nước có thời gian dài tới 30 năm như Nguyễn Ái Quốc.
                      Trong quãng thời gian dài bằng gần nửa đời người, lúc ra đi là người thanh niên
                      trẻ tuổi đầy nhiệt huyết với mong muốn cháy bỏng là tìm được con đường cứu
                      dân, cứu nước, lúc trở về đã ở tuổi ngũ tuần, dày dạn, hiểu biết, từng trải. Hành
                      trang trở về là con đường cứu nước đã được định hình  một cách rõ ràng với
                      những điều kiện đảm bảo do chính Người tổ chức và tạo dựng nên. Cũng hiếm

                      có một con người nào lại đi qua nhiều châu lục, nhiều quốc gia như Nguyễn Ái
                      Quốc vừa để lao động kiếm sống, vừa quan sát, tìm hiểu, khảo nghiệm và hoạt
                      động cách mạng.
                            Thứ hai, quá trình 30 năm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trải
                      qua rất nhiều biến cố, thăng trầm. Người đã quyết định dấn thân vào con đường
                      mà biết chắc là đầy gian khó và chông gai. Từng bị kẻ thù thường xuyên theo
                      dõi, cảnh báo, dọa dẫm, từng bị lên kế hoạch bắt bớ, từng bị kết án tử hình vắng

                      mặt, từng chịu cảnh lao tù và hơn hết là bị tổ chức, đồng chí, học trò hiểu sai,
                      nghi ngờ, phủ nhận hoạt động, đóng góp, không được giao việc trong thời gian
                      dài… nhưng vượt lên trên tất cả, với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí, nghị lực và
                      quyết tâm mãnh liệt, Nguyễn Ái Quốc đã đương đầu với khó khăn, thử thách để


                                                               258
   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265