Page 272 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 272

Người  bắt  đầu  hành  trình  sang  phương Tây  tìm  đường  cứu  nước,  cứu  dân,
                      quyết tâm giành độc lập dân tộc. Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài
                      Gòn, Người chứng kiến cuộc sống của nhiều người lao động làm nhiều nghề

                      nặng nhọc. Người dành nhiều thời gian chiêm  ngưỡng các công trình được
                      xây dựng tại Sài Gòn, những công trình phục vụ cho chế độ cai trị của thực
                      dân Pháp trên nỗi thống khổ của người dân  Việt Nam, Người tìm hiểu đời
                      sống công nhân, nhân dân lao động cũng như xem xét sự thông thương của
                      các tàu bè ra vào cảng Sài Gòn.
                            Mang tên mới: Văn Ba, tháng 6/1911, Người xin được công việc phụ bếp
                      trên một chiếc tàu biển của Pháp Amiral Latouche Tréville thuộc Hãng vận tải
                      Hợp nhất. Từ đây, người thanh niên Văn Ba từ một trí thức phải tập làm quen
                      với đời sống của thợ thuyền, để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước đưa
                      dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân. Suốt chặng đường bôn ba,
                      cuộc sống đầy gian khổ hiểm nguy, nhưng Người đã tranh thủ mọi thời cơ để
                      học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh

                      của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.
                            Công việc phụ bếp của Văn Ba bắt đầu từ ba, bốn giờ sáng, quét dọn nhà
                      bếp, đốt lò, khuân than, rửa những chảo nồi to nặng, xuống hầm lấy thịt, cá,
                      rau, nước đá… công việc vô cùng cực nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm
                      rất rét.  Nhà bếp  phải lo ăn  cho bảy,  tám  trăm  người  cả nhân  viên và  hành
                      khách, công việc kéo dài suốt ngày đêm, vì vậy Người phải dùng hết tinh thần
                      và sức lực để làm cho xong công việc nhiều khi tới chín, mười giờ tối mới
                      xong. Sau hàng giờ làm việc vất vả, trong khi mọi người nghỉ ngơi hoặc chơi
                      đánh bài, hay rượu chè, Người lại dành thời gian để đọc và viết cho đến mười
                      một giờ hay quá nửa đêm.

                            Tuy làm việc mệt nhọc, nhưng anh Ba vẫn vui vẻ, cởi mở, nhẫn nại, lễ phép
                      với mọi người; từ người lao động đến những du khách hạng sang đi trên tàu, ai
                      cũng quý mến Người, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần Người muốn biết về một điều gì
                      đó. Có những người trở nên thân thiết giúp đỡ Người trong công việc, cho mượn
                      những quyển sách nhỏ dạy Người và viết tiếng Pháp, Người lại dạy cho họ học
                      chữ Quốc ngữ. Là phụ bếp, anh Ba nhận được rất ít lương nhưng Người học
                      được nhiều chuyện mới lạ. Cuộc sống lao động vất vả, kiếm được tiền không hề
                      dễ dàng, anh Ba tiêu tiền hợp lý, chỉ sử dụng tiền khi cần thiết, còn dành một ít
                      tiền gửi về cho cha ở quê nhà đang còn gặp nhiều khó khăn.
                            Đến  Marseille  (Mácxây),  trong  thời  gian  chờ  tàu  dỡ  hàng,  Nguyễn  Tất
                      Thành sống những ngày đầu tiên ở Pháp, Người dành thời gian đi sâu tìm hiểu
                      hiện trạng thực tế xã hội Pháp. Người chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia tuy khác

                      nhau nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng giống nhau có người nghèo, người giàu,
                      cũng có các tệ nạn xã hội, và ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Nguyễn Tất Thành
                      nhận ra người Pháp ở Pháp cũng có người tốt và lịch sự, cũng có người nghèo


                                                               270
   267   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277