Page 273 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 273

như ở nước mình: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của nước họ
                                                         1
                      trước khi đi “khai hóa” chúng ta” .
                            Đặt  chân đến  Pháp,  đất nước  đang đô  hộ  dân  tộc  Việt  Nam.  Không chỉ

                      muốn tìm hiểu về nước Pháp, Nguyễn Tất Thành còn mong muốn có thật nhiều
                      kiến thức hữu ích về giúp nước giúp dân, trở thành có ích cho đồng bào, muốn
                      cho  đồng  bào  được  hưởng  những  lợi  ích  của  học  thức.  Với  suy  nghĩ  đó,  từ
                      Mácxây ngày 15/9/1911, Người viết thư gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ
                                                                                           2
                      Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) . Vì đây không
                      chỉ là trường đào tạo học sinh sau này phục vụ chính sách cai trị của Pháp mà
                      còn đào tạo một số nghề chuyên môn như điện báo, kế toán, xưởng trưởng...
                      Song lời yêu cầu thiết tha để có thêm tri thức về giúp cho đồng bào đã không
                      được chấp nhận. Một lần nữa, Nguyễn Tất Thành lại xuống tàu tiếp tục cuộc
                      hành trình qua những châu  lục khác.
                            Đầu năm 1912, Nguyễn Tất Thành theo tàu lên Le Havre (Lơ Havrơ) để
                      sửa chữa. Trong thời gian đó Người theo chủ tàu về nhà, giúp việc làm vườn,

                      cuốc đất trồng rau vốn dĩ quen tay hơn nghề phụ bếp trên tàu, thời gian khoảng
                      độ một tháng. Nhân có một chuyến tàu hàng đi vòng quanh châu Phi, Nguyễn
                      Tất Thành nhận lời ông chủ tiếp tục làm thuê trên tàu để có dịp được đi, được
                      tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới. Mỗi khi tàu dừng lại ở những bến cảng một
                      số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây,
                      Xênêgan,  Rêuyniông,…  Người  lại  tranh  thủ  lên  thăm  thành  phố,  dạo  ngắm
                      phong cảnh châu Phi và tìm hiểu đời sống kinh tế, xã hội của lục địa đen này.
                            Ở đâu Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức
                      bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Thân phận của người nô lệ da
                      đen thật kinh khủng, họ là người mà không được sống cuộc sống của con người,

                      bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, là thứ hàng hóa trao đổi mua bán giữa các
                      ông chủ buôn người công khai được pháp luật thừa nhận, là thứ trò chơi tiêu
                      khiển, là những đồ dùng khi cần thì sử dụng, khi không cần thì vứt đi không tiếc.
                      Trước những cảnh đời đau xót của người nô lệ da đen, Nguyễn Tất Thành đã có
                      lúc xúc động và khóc. Người đau nỗi đau chung của nhân loại cho thân phận
                      người nô lệ, cho số phận của người dân Việt Nam bị áp bức, bị mất quyền tự do
                      của con người.
                            Từ châu Phi, Người đến châu Mỹ, đi qua Máctiních, Urugoay, Áchentina,
                      rồi lần đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ,  nơi  Người thường được nghe về  một
                      Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng cả thế giới. Người muốn tìm hiểu bản chất của sự
                      độc lập kiểu Mỹ như thế nào. Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến New York
                      (Mỹ), vừa làm thuê trên tàu vừa tranh thủ đi thăm, tìm hiểu đời sống của những


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 31.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 32.


                                                               271
   268   269   270   271   272   273   274   275   276   277   278