Page 305 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 305
3. Tác phẩm Chủng tộc da đen
Tác phẩm này của Nguyễn Ái Quốc mặc dù được xuất bản từ năm 1928 tại
Liên Xô nhưng mãi 80 năm sau (năm 2008), những nội dung cơ bản của tác
phẩm mới được giới thiệu lần đầu tiên trên tạp chí Lịch sử Đảng. Còn trước đó,
những người nghiên cứu chuyên sâu về tiểu sử Hồ Chí Minh chỉ biết Nguyễn Ái
Quốc có viết một tác phẩm tên là Chủng tộc da đen, nhưng không hề có thông
tin gì cụ thể về tác phẩm này. Tôi xin được tóm lược vài dòng về quá trình tìm
thấy tác phẩm đặc biệt này.
Trong chuyến sưu tầm tài liệu tại Nga vào tháng 10/2007, tôi được đảm
nhận trọng trách phải sưu tầm cho bằng được tác phẩm Chủng tộc da đen. Đây
có thể được xem là việc “mò kim đáy bể” bởi thông tin mà tôi có được chỉ là
bản chụp rất mờ, không ghi rõ nơi lưu giữ cuốn sách này trong bộ phim tài liệu
“Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin” của đạo diễn Bùi Đình Hạc.
Sau hơn 20 ngày tích cực tìm kiếm tại các kho lưu trữ của Nga không có
kết quả, cuối cùng sáng ngày 29/10/2007, tôi đã tìm thấy tên cuốn sách này
trong phòng tra cứu của Thư viện quốc gia Nga. Tôi đã phải kìm nén để không
hét toáng lên vì quá sung sướng. Tôi hăm hở ghi phiếu để vào mượn sách. Sau
khoảng vài phút tra cứu, cô thủ thư trả lời: “Rất tiếc là kho chứa cuốn sách này
đang tạm đóng cửa để kiểm kê tới hết ngày 7/11 nên chúng tôi không thể phục
vụ anh được”. Nghe xong câu trả lời, tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng và thất vọng,
bởi đó cũng chính là ngày chúng tôi lên đường về nước. Trong khi đang thất
vọng vì không thể thuyết phục được cô thủ thư giúp mình, tôi bỗng sực nhớ tới
anh A.Vinogradov, sinh viên Nga sống cùng phòng thời sinh viên, học trên tôi
hai khóa. Trong một lần quay lại thăm phòng chúng tôi, anh ấy kể sau khi ra
trường thì về công tác tại thư viện này. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình
của anh Vinogradov, chúng tôi đã thuyết phục được ông V. Fedorov, Tổng Giám
đốc Thư viện. Ông đã chỉ đạo cấp dưới giúp tôi được tiếp cận với cuốn sách quý
giá. Với tôi, có lẽ ngày 29/10/2007 là một ngày hết sức đặc biệt, bởi chỉ trong
khoảng thời gian chừng hơn một giờ đồng hồ, tôi được trải qua cảm xúc đang từ
vui mừng tột độ đến trạng thái hụt hẫng tột cùng và cuối cùng là vỡ òa niềm
hạnh phúc vô biên khi được cầm trong tay cuốn sách bé nhỏ Chủng tộc da đen
1
từ thủ thư của Thư viện quốc gia Nga . Có thể nói, đây là một sự kiện có ý nghĩa
nhất trong quá trình công tác của tôi tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tôi cảm thấy rất
may mắn, hạnh phúc và tự hào khi đã giúp cơ quan mình sưu tầm được một
trong những tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi tôi mang bản scan màu tác phẩm này về nước, Bảo tàng Hồ Chí
__________
1. Trước năm 1992 có tên “Thư viện quốc gia Liên Xô mang tên Lênin”.
303