Page 309 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 309

NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ “BÚT CHIẾN” LE PARIA



                                                       Thượng úy NGUYỄN VŨ HOÀI LINH

                                                   Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5


                            Từ cảng Sài Gòn có một chuyến đi lịch sử
                            Sau thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
                      theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, cách mạng Việt Nam khủng hoảng
                      về con đường giải phóng dân tộc. Giữa nhiều ngả đường trong đêm tối, ngày

                      5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất
                      Thành-Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con
                      đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết
                      rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một
                      con người mà lịch sử đã chứng minh là sáng suốt, phi thường.

                            Chín năm sau ngày rời Tổ quốc, quá trình mưu sinh, khảo sát thực tế tại các
                      châu lục và  hòa  mình vào  cuộc  sống  của  giai  cấp  vô  sản,  Nguyễn  Ái  Quốc-
                      Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường giành lại độc lập cho dân tộc, tự do
                      cho đồng bào khi Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về
                      vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân
                      đạo), số 16, 17 ra tháng 7/1920. Từ đây, Người đã tìm thấy phương hướng và
                      đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách
                      mạng Việt Nam. Niềm tin với Luận cương của Lênin là cơ sở tư tưởng để Người
                      vững bước đi  theo con đường  cách  mạng  của  chủ nghĩa  Mác-Lênin.  Sau đó,
                      Nguyễn Ái Quốc chính thức tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành

                      người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc, từ một người yêu nước tiến bộ trở
                      thành chiến sĩ xã hội chủ nghĩa. Sự  kiện này đã đánh dấu một bước chuyển biến
                      quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến
                      với chủ nghĩa Lênin. Người đã đấu tranh, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng
                      tạo Luận cương của Lênin và hiện thực hóa lý luận cách mạng của Luận cương
                      vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người đã mang hết tài năng, nghị lực, trí tuệ
                      đồng thời vận dụng mọi phương tiện, sử dụng mọi thứ vũ khí để phục vụ cho

                      mục tiêu cách mạng đã xác định. Trong đó, báo chí chính là một phương tiện,
                      một thứ vũ khí đã được nhà cách mạng Hồ Chí Minh học tập, sử dụng một cách



                                                               307
   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314