Page 301 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 301
BA TÁC PHẨM LỚN CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG 30 NĂM TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
LÊ HOÀNG LÊ
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu có 79 mùa Xuân trong cuộc đời nhưng đã
có đến 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước (1911-1941). Trong 30 năm đó,
Người đã đi qua bốn châu lục, ba đại dương và khoảng gần 30 nước khác nhau
trên thế giới. Trong quãng thời gian đó, Người đã mang hết tài năng, nghị lực, trí
thông minh, sử dụng mọi thứ vũ khí để phục vụ cho mục tiêu cách mạng vô
cùng cao đẹp là thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc nói chung khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế
quốc. Để phục vụ cho mục tiêu cao đẹp đã được xác định đó, Người đã viết rất
nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại khác nhau. Trong số đó, có ba tác
phẩm tiêu biểu là Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh và Chủng
tộc da đen. Đây là các tác phẩm được viết và xuất bản trong những năm 20 của
thế kỷ XX, là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đối với phong trào
cách mạng thế giới cũng như với nước ta và đánh dấu những bước phát triển
mới của quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng đi sâu tìm hiểu về nội
dung, ý nghĩa và giá trị lịch sử của ba tác phẩm lớn này của Hồ Chí Minh theo
thứ tự thời gian ra đời của tác phẩm:
1. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
Qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công nhân
quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và dựa trên cơ sở
1
một số bài viết của Người gửi đăng các báo Le Paria (Người cùng khổ), báo
__________
1. Gồm 7 bài đã được đăng trên 6 số báo Le Paria: bài Các vị thống trị chúng ta (số 14, tháng
5/1923) và bài Trò Méclanh (số 15, tháng 6/1923) trong Chương III của tác phẩm; bài Thù ghét
chủng tộc (số 4, ngày 1/7/1922), bài Khai hóa giết người (số 5, ngày 1/8/1922) và bài Vụ hành hạ
Amđuni và Benkhia (số 8, ngày 1/11/1922) trong Chương V; bài Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của
Pháp (số 5, ngày 1/8/1922) trong Chương XI và bài Tinh hoa của xứ Đông Dương (số 13, tháng
4/1923) trong Phụ lục.
299