Page 310 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 310

hiệu quả trong sự nghiệp đấu tranh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành
                      người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí vô sản, người khai sáng dòng báo

                      chí cách mạng Việt Nam sau này. Quan điểm của Người về tính chiến đấu của
                      báo chí cách mạng được thể hiện:
                            “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng.
                                                                           1
                            Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” .
                            Trong sự nghiệp báo chí của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập và
                      tham gia sáng lập một số tờ báo cách mạng. Một trong những dấu mốc quan
                      trọng, đánh dấu sự trưởng thành của Nguyễn Ái Quốc trong cuộc đời hoạt động
                      báo chí là thời kỳ Người tham gia sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ).

                            Sự ra đời của báo Le Paria
                            Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp, đồng chí Nguyễn
                      Ái Quốc đứng ra vận động thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức
                      mặt trận sơ khai của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp áp bức theo xu

                      hướng vô sản, liên minh với giai cấp vô sản Pháp cùng đấu tranh chống chủ
                      nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc Pháp; làm cho việc đấu tranh chống chế độ
                      thuộc địa, giải phóng các dân tộc bị áp bức có sự kết hợp chặt chẽ giữa tuyên
                      truyền với tổ chức. Đây là một sự kiện có một không hai trong lịch sử: Một
                      liên minh chống thực dân lần đầu tiên ra đời ngay tại trung tâm chính trị của
                      chính nước thực dân đó.

                            Hội quyết định dùng báo chí và ngôn luận để tranh thủ dư luận đồng tình,
                      ủng hộ hoạt động của Hội và cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.
                      Hội chủ trương xuất bản tờ báo Le Paria là cơ quan ngôn luận, tranh đấu của
                      mình. Chữ Paria xuất hiện lần đầu tiên trong ngôn ngữ văn học từ năm 1963,
                      nguyên gốc từ tiếng Bồ Đào Nha, theo từ điển Robert. Sau này Chủ tịch Hồ Chí
                      Minh kể lại lý do: “Người xứ Nghệ nhà choa hay chơi chữ. Nhân dân Pháp cũng
                      thích chơi chữ. Người Pari càng thú chơi chữ… Nay ra tờ báo nhỏ ở ngay Pari,
                      tuy là tiếng nói đầu tiên của dân chúng các thuộc địa, nhưng chưa có thanh thế,
                      thì lấy tên báo Paria là hay nhất! Paria nguyên là tiếng của Ấn Độ dùng để gọi

                      những người đã mất hết mọi quyền lợi về tôn giáo và xã hội. Nghĩa rộng, người
                                                                    2
                      Pháp dùng để gọi những người cùng khổ...” .
                            Khi mới ra đời, báo Le Paria có trụ sở tại ngôi nhà số 16 phố Jacques Calot;
                      tháng 11/1922, chuyển đến số 3 phố Marché des Patriarches, quận V, Paris. Địa

                      chỉ này trở thành trụ sở của Hội Liên hiệp thuộc địa, cũng là nơi Nguyễn Ái
                      Quốc ở từ tháng 3 đến tháng 6/1923, trước khi sang Liên Xô.


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 13, tr. 466.
                            2. Những bức thư kể chuyện Bác Hồ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 102.


                                                               308
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315