Page 306 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 306
Minh đã nhờ dịch giả Hoàng Thúy Toàn dịch từ tiếng Nga sang tiếngViệt và lần
đầu tiên được in toàn văn nội dung bằng tiếng Việt trong tập 2 của bộ Hồ Chí
1
Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, năm 2011 .
2
Tác phẩm này được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp vào khoảng
những năm 1924-1925, được dịch giả V. Fin dịch sang tiếng Nga và do Thư viện
3
Văn học nghệ thuật và lịch sử chính trị của báo Gudok (Tiếng còi) chịu trách
nhiệm ấn hành dưới dạng Phụ san, số 13, năm 1928, với số lượng 50.000 bản.
Nội dung cuốn sách được chia thành 15 phần (gồm Lời nói đầu của người dịch
và 14 phần nội dung), gồm 64 trang, kích thước cuốn sách là 10,5cm x 15cm.
Tác phẩm này được đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết dành riêng cho độc giả
của Thư viện báo Tiếng còi. “Tác giả của cuốn sách nhỏ này không phải là
người quan sát bình thường, không phải là một người ngoài cuộc. Chính bản
thân anh đã trải nghiệm mọi vẻ mỹ miều của nền văn minh tư bản và vì thế cuốn
sách nhỏ này là một điều thú vị đặc biệt. Bằng một ngôn ngữ bình dị và sáng sủa,
Nguyễn Ái Quốc đã kể cho chúng ta nghe về những tội ác khủng khiếp của bọn
4
đế quốc quốc tế” .
Tác phẩm đã vạch trần thế giới bí ẩn và thù nghịch của các chủ ngân hàng,
các nhà công nghiệp, các linh mục; đã chỉ ra rằng, mọi câu chuyện về cái gọi là
tự do, bình đẳng và bác ái mà giai cấp tư sản phương Tây ra sức tuyên truyền
5
thực chất là để che đậy cho “tự do cướp bóc và giết chóc” như chính cựu Thống
đốc Cônggô thuộc Pháp Đờ Brats đã phải kinh ngạc thốt lên như vậy.
Trong tác phẩm, tác giả “cho thấy rằng, ách nô lệ chỉ bị bãi bỏ trên lời nói,
rằng cho tới ngày nay nó vẫn đang thịnh hành, tuy có mang một hình thức
__________
1. Trong bài viết về tác phẩm này trên Tạp chí Lịch sử Đảng vào cuối năm 2008, tôi chỉ giới
thiệu hoàn cảnh ra đời và nội dung tóm tắt các phần của tác phẩm.
2. Trong đợt sưu tầm tài liệu tại Mátxcơva năm 2013, tôi đã cố gắng tìm kiếm bản thảo tiếng
Pháp của tác phẩm này trong các cơ quan lưu trữ nhưng không có kết quả.
3. Đây là tờ báo của ngành đường sắt Liên Xô trước đây, ra đời từ ngày 23/12/1917, có trụ sở
Bộ Biên tập tại thủ đô Mátxcơva. Thời hoàng kim, số lượng in của tờ báo này là 700.000 bản. Đến nay,
tờ báo trên trăm tuổi này vẫn còn phát hành và vẫn thuộc ngành đường sắt Nga. Đầu thập niên 20 thế
kỷ XX, tờ báo này trở thành nhật báo, có sức ảnh hưởng trong xã hội Liên Xô. Tiếp đến, Bộ Biên tập
báo cho ra đời “thư viện” các tác phẩm văn học, chính trị... dưới dạng Phụ san kèm các số báo. Thực
chất, nó là các cuốn sách khổ nhỏ, in các tác phẩm có giá trị. Vậy nên, không hề đơn giản khi Bộ Biên
tập lựa chọn tác phẩm của ai sẽ được in trong Phụ san. Khi được chọn in, tác phẩm Chủng tộc da đen
chưa hề được xuất bản trước đó. Và khi được xuất bản, Nguyễn Ái Quốc đã không còn ở Liên Xô.
Càng tìm hiểu, chúng ta càng thêm kinh ngạc về tầm vóc Nguyễn Ái Quốc bởi Người chỉ mới sang
Liên Xô cuối tháng 6/1923, nhưng sau đó đã thường xuyên có mặt tại các sự kiện của Quốc tế Cộng
sản, được đứng ngang hàng với các lãnh tụ Liên Xô trong các sự kiện lớn, rồi lại còn được chọn in
sách.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 618.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 409-410.
304