Page 302 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 302

2
                                   1
                      L’Humanité  (Nhân đạo), báo La Vie Ouvrière  (Đời sống công nhân) và một số
                      tờ báo cánh tả khác của Pháp (trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm
                      1924), Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
                      gồm  12  chương  và  phần  Phụ  lục.  Tác  phẩm  này  được  một  số  đồng  chí  của
                      Nguyễn Ái Quốc xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp tại Thư quán lao động ở
                      Paris năm 1925. Ở Việt  Nam,  tác  phẩm được xuất bản tại  Hà Nội năm  1946
                      bằng tiếng Pháp. Năm 1960, Nhà xuất bản Sự thật lần đầu tiên xuất bản bằng
                      tiếng Việt và từ đó đến nay được tái bản nhiều lần ở các nhà xuất bản khác nhau.
                            Tác phẩm ra đời vào thời điểm làn sóng cách mạng đang phát triển mạnh
                      mẽ tại khắp các thuộc địa của thực dân Pháp, phong trào yêu nước ở Việt Nam
                      cũng đang diễn ra sôi nổi khắp ba miền Bắc-Trung-Nam và giữa lúc Nguyễn Ái
                      Quốc đang nỗ lực giáo dục, tổ chức lực lượng nòng cốt của cách mạng  Việt

                      Nam đi theo con đường của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ
                      đại và đường lối của Quốc tế Cộng sản. Ngay từ khi mới ra mắt, tác phẩm này
                      đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.
                            Với lời văn ngắn gọn, giản dị, súc tích và châm biếm sâu sắc, nội dung của
                      tác phẩm không chỉ tố cáo những tội ác khủng khiếp của chủ nghĩa đế quốc
                      Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt
                      chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội mà điều quan trọng là đã làm rõ những luận
                      điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

                            Tác phẩm không chỉ làm rõ mối quan hệ biện chứng, mật thiết giữa cách
                      mạng  thuộc  địa  với  cách  mạng  vô  sản  ở  chính  quốc,  khẳng  định  cách  mạng
                      thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới, mà
                      còn vạch rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là phải cùng nhau đoàn
                      kết, ủng hộ triệt để cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân các nước
                      thuộc địa không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách mạng để
                      cùng nhau tiêu diệt kẻ thù chung.
                            Tác phẩm đã chỉ rõ đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp


                      __________
                            1. Gồm 8 bài được đăng trên 7 số báo L’Humanité: bài Ở Đông Dương (ngày 4/11/1920), bài
                      Chủ nghĩa Viđa còn đang tiếp diễn (ngày 7/9/1922) và bài Sự chăm sóc ân cần (ngày 2/11/1922) trong
                      Chương I của tác phẩm; bài Từ vụ bê bối này đến vụ bê bối khác (ngày 5/2/1923) trong Chương IV;
                      bài  Vực  thẳm  thuộc  địa  (ngày  9/1/1923)  trong  Chương  VI;  bài  Bình  đẳng  (ngày  1/6/1922)  trong
                      Chương VII; bài Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương (ngày 28/9/1922) và bài Nạn thiếu trường học
                      (ngày 5/2/1923) trong Chương IX.
                            2. Gồm 6 bài được đăng trên 6 số báo La Vie Ouvrière: bài Quyền của những người lính chiến
                      (số 105, 7/5/1921)trong Chương I của tác phẩm; bài Sự thịnh vượng của Đông Dương dưới triều đại
                      M. Lông (ngày 22/12/1922)trong Chương III; bài Dưới cuộc khai hóa cao cả (ngày 29/5/1922) trong
                      Chương V; bài Tình cảnh nông dân An Nam (ngày 4/1/1924) trong Chương VII; bài Khởi nghĩa ở
                      Đahômây (ngày 30/3/1923) và bài Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa(số 20, năm 1924) trong
                      Chương XII.


                                                               300
   297   298   299   300   301   302   303   304   305   306   307