Page 362 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 362

động  với  các  nhà  hoạt  động  chính  trị  nổi  tiếng  của  Pháp  lúc  đó  như  Marcel
                      Cachin, Paul Vaillant Couturier, Léon Blum, Raymond Lefèbvre, Jean Longuet,
                                                    1
                      Gaston Monmousseau, v.v..  .
                            Ngày 5/8/1919, tờ L’Humanité (Nhân đạo), mở đăng ký một cuộc quyên
                                                                      2
                      góp “để xây dựng một tượng đài cho Jaurès” , có ghi rằng một người nào đó tên
                      “Nguyễn Ái Quo, Paris” (có lẽ tên viết sai chính tả) đã gửi ủng hộ 5 franc.
                            Ngày 13/1/1920, L’Humanité và Le Populaire (Dân chúng) thông báo cho
                      các độc giả của họ rằng “thư ký của nhóm những nhà cách mạng An Nam” mời

                      các đồng chí thanh niên của Quận 14, Paris đến tham dự một “hội nghị về sự
                      phát triển xã hội của các dân tộc ở Viễn Đông và những yêu sách của quốc gia
                      An Nam” tại số 111 đường Château. Theo báo cáo của mật thám Pháp, buổi nói
                      chuyện đã không có ai đến vì người Pháp không quan tâm đến những vấn đề này
                                                               3
                      và người Đông Dương thì sợ bị tố giác .
                            Ngày 1/5/1920, Nguyễn Ái Quốc dự mít tinh kỷ niệm ngày 1-5 với nhóm

                      đảng viên Xã hội ở Kremlin-Bicêtre. Tại đây, anh đã lên diễn đàn, đề cập đến
                      vấn đề đang được bàn trên báo L’Humanité: “Chương trình hoạt động của nhóm
                                                                           4
                      Xã hội đòi ngừng gửi người thuộc địa sang Pháp” . Báo L’Humanité, số ra ngày
                      2/5/1920 viết: “Trước Tòa thị chính Điện Kremlin-Bicêtre, một cuộc họp của
                      hơn 2.000 người diễn ra lúc 2 giờ chiều. Carrère, thư ký của Ủy ban Công đoàn,
                      Émile Rousset, Gérard, thợ mộc, Leguilherm, bệnh viện, Aguyen Ai Quâ, Thư
                      ký Đảng Xã hội của những người An Nam đã phát biểu. Sau đó, đám đông tiến


                      __________
                            1. Về thời gian Nguyễn Tất Thành tham gia SFIO, Boris Souvarine, một thành viên của SFIO
                      khẳng định đã biết Nguyễn Ái Quốc “vào năm 1917, khi anh từ London đến Paris”, đã nhìn thấy anh
                      “tại trụ sở Phân khu 9 của Đảng Xã hội”, thậm chí đã trực tiếp tiếp nhận đơn xin gia nhập của Nguyễn
                      Tất Thành. Một người khác là Michele Zecchini khẳng định, có thể đã gặp Nguyễn Tất Thành tại Paris
                      vào tháng 7/1918. Xem thêm Alain Ruscio, Ho Chi Minh - Écrits et combats, Nxb. Le Temps des
                      Cerises, Paris, 2019, tr. 58-59.
                            2. Jean Jaurès (1859-1914) là một sử gia, chính trị gia xã hội chủ nghĩa. Jaurès là một trong
                      những đại biểu đại diện cho chủ thuyết xã hội chủ nghĩa cải cách (Reformsozialismus) vào cuối thế kỷ
                      XIX và đầu thế kỷ XX tại Pháp. Jaurès chống lại chủ nghĩa quân phiệt, chủ trương bảo vệ hòa bình.
                      Trong những cuộc biểu tình cho hòa bình và tại Quốc hội, ông đòi hỏi một thỏa thuận chính trị với
                      nước Đức, khi cuộc chiến tranh gần kề. Bởi vậy ông bị nhóm thân hữu rất căm ghét. Một ngày trước
                      khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, ngày 31/7/1914, Jean Jaurès bị một người dân tộc chủ nghĩa
                      cực đoan ám sát ở Paris. Sau khi nước Pháp chiến thắng, tên sát nhân được tòa xử tha bổng vào ngày
                      29/3/1919.
                            3. Theo Alain Ruscio, Ho Chi Minh - Écrits et combats, Sđd, tr. 60. Nhưng theo Hồ Chí Minh -
                      Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 68 viết: “Hồi 20 giờ 30 phút,
                      Nguyễn Ái Quốc nói chuyện bằng tiếng Pháp với các đồng chí thanh niên nhóm 14 (Camarades de la
                      14è jeunesse) về đề tài Sự tiến triển trong xã hội của những dân tộc vùng châu Á và những lời yêu cầu
                      của xứ An Nam, tại số 3 đường Satô (Château), có khoảng 70 người tham dự”.
                            4. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 74.


                                                               360
   357   358   359   360   361   362   363   364   365   366   367