Page 364 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 364

Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào
                      lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa

                      nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông - Pháp, xin trình
                      với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng
                      kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:
                            1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
                            2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng
                      được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ

                      hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
                      trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
                            3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
                            4. Tự do lập hội và hội họp;

                            5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
                            6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả
                      các tỉnh cho người bản xứ;

                            7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
                            8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại
                      Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người
                      bản xứ.

                            Đưa ra những yêu sách trên đây, nhân dân An Nam trông cậy vào chính
                      nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của
                      nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân
                      An Nam, của những người, do chỗ nước Pháp là một nước Cộng hoà, nên được
                      coi là những người bảo hộ cho nhân dân An Nam. Khi nhân dân An Nam nhắc
                      đến sự “bảo hộ” của nhân dân Pháp, thì không lấy thế làm hổ nhục chút nào mà
                      trái lại còn lấy làm vinh dự: vì nhân dân An Nam biết rằng nhân dân Pháp đại
                      biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình là
                      tình bác ái toàn thế giới. Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức,
                      là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với
                                  1
                      Nhân loại” .
                            Theo  tác  giả  Trần  Dân  Tiên,  việc  đề  xuất  bản  Yêu  sách  là  ý  kiến  của
                      Nguyễn Tất Thành, và luật sư Phan Văn Trường là người chấp bút viết, bởi lúc
                      bấy giờ Nguyễn Tất Thành chưa viết được tiếng Pháp. Cũng theo Trần Dân Tiên,
                      “ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động của
                                                                                                   2
                      nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con” .
                            Bình luận về bản Yêu sách, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Rất ôn hòa về cả
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 469.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 36.


                                                               362
   359   360   361   362   363   364   365   366   367   368   369