Page 363 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 363
đến hàng rào Italie và hát Quốc tế ca”.
Cuối tháng 8/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc mít tinh lớn do Đảng
Xã hội Pháp tổ chức tại rạp xiếc Mùa Đông (Paris) để nghe giáo sư triết học
Marcel Cachin (lãnh tụ Đảng Xã hội Pháp, một trong những người bạn thân thiết
nhất của Nguyễn Ái Quốc) và Ludovic-Oscar Frossard, đại biểu vừa được Đảng
1
cử đi Nga về báo cáo những vấn đề liên quan đến Quốc tế III .
Ngày 21/10/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người Việt Nam dự cuộc
mít tinh do các đảng viên Đảng Xã hội Quận 13 tổ chức tại Phòng hòa nhạc
Exelsieur, số 13 Pargon, nhằm lên tiếng ủng hộ một số đồng chí bị giam giữ độc
đoán. Mấy ngày sau, ngày 24/10/1920, Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt
Nam tiếp tục dự cuộc họp khác của Chi bộ 13 Đảng Xã hội ở số 163 đại lộ
2
Hôpital, chưa rõ nội dung cuộc họp .
Sáng ngày 9/11/1920, Nguyễn Ái Quốc dự mít tinh tại phòng Wagram, đại
lộ Wagram do Đảng Xã hội tổ chức để kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập nước
Nga Xô viết. Trong tháng 11/1920, Nguyễn Ái Quốc còn tham gia một số cuộc
3
họp kín khác của Chi bộ 13 Đảng Xã hội .
2. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, Paris, tháng 6/1919
Từ tháng 1 đến tháng 6/1919, ở Paris, tại lâu đài Versailles, Hội nghị quốc
tế bàn về một hiệp định hòa bình với phe thua trận và đặt ra các nguyên tắc cho
các quan hệ quốc tế sau chiến tranh đã diễn ra. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow
Wilson đã khuyến khích nhiệt tình các nước thuộc địa trên khắp thế giới bằng
bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng của ông, trong đó kêu gọi quyền tự quyết cho
mọi dân tộc.
Đến đầu mùa hè năm 1919, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa đã đưa ra các
bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của họ. Những người trong Hội
những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) quyết
định tận dụng tình thế và đưa ra bản tuyên bố của mình, họ đã gửi đến Hội nghị
một bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendications du peuple Annamite),
đề ngày 18/6/1919. Dưới bản yêu sách ký tên: Nguyễn Ái Quốc.
Nội dung của bản yêu sách:
“Từ ngày Đồng minh thắng trận, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa
chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các
cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của
Văn minh chống Dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất
định là phải đến với họ.
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 77.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 82.
3. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 83-84.
361