Page 366 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 366

Tám điều cặn tỏ xa gần,
                                                                        1
                            Chứng nhờ vạn quốc công dân xét tình...” .
                            3. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
                      đề thuộc địa của Lênin
                            Mối quan tâm duy nhất của  Nguyễn  Ái Quốc là giải phóng dân tộc của
                      mình khỏi ách thuộc địa, những gì liên quan đến điều ấy luôn được anh đặc biệt

                      chú ý.
                            Tháng  7-8/1920,  Đại  hội  II  của  Quốc  tế  Cộng  sản  được  tổ  chức  tại
                      Mátxcơva. Đại hội thông qua 21 điều kiện bắt buộc để được công nhận là một
                      tiểu ban quốc gia của phong trào cộng sản quốc tế. Trong đó, điều thứ 8 nhấn
                      mạnh, “Triệt để vạch trần những thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc “nước mình”
                      trong  các  thuộc  địa;  hỗ  trợ,  không  phải  bằng  lời  nói  mà  trên  thực  tế,  bất  kỳ

                      phong trào giải phóng nào (ở các thuộc địa); yêu cầu trục xuất bọn đế quốc nước
                      mình ra khỏi các thuộc địa đó; nuôi dưỡng tâm hồn người lao động trong nước
                      gắn kết với người lao động của các thuộc địa và dân tộc bị áp bức; tuyên truyền
                      trong quân  đội nước  mình tinh thần chống lại  sự áp bức đối với các dân tộc
                                 2
                      thuộc địa” .
                            Báo L'Humanité đã xuất bản các Nghị quyết chính của Đại hội trong bốn số
                      đăng từ ngày 14 đến ngày 17/7/1920. Trong đó, ngày 16 và 17 đã đăng Sơ thảo

                      lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
                      Nguyễn Ái Quốc đã ngay lập tức tiếp cận với văn bản này và dường như chính
                      thức lựa chọn con đường cách mạng vô sản, đi theo chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu
                      tiên, một chủ nghĩa đề cập một cách cụ thể và trực tiếp đến vấn đề dân tộc và
                      thuộc  địa.  Nhiều  năm  sau,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  nhớ  lại: “Luận  cương  của
                      Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
                      mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang
                      nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái
                                                                                        3
                      cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” .
                            Rõ ràng, người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết cách mạng không thể
                      bị thuyết phục bởi bài phát biểu ôn hòa của cánh hữu của SFIO. Anh chú ý hơn
                      đến bài diễn văn theo khuynh hướng cộng sản giàu tinh thần giải phóng. Trước
                      khi đọc được Luận cương, ngày 11/2/1920, báo L’Humanité thông báo rằng các
                      thành viên thanh niên của SFIO Quận 20, Paris được Nguyễn Ái Quốc mời tham
                      dự một “Hội nghị” về “Chủ nghĩa Bolchevik ở châu Á”. Sau đó, ngày 25/3/1920,
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 50-51.
                            2. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t. 41, tr. 252.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562. Tháng 4/1960, nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của
                      Lênin, Hồ Chí Minh viết bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, đăng trên tạp chí Những vấn đề
                      phương Đông của Liên Xô.


                                                               364
   361   362   363   364   365   366   367   368   369   370   371