Page 443 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 443
Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó
cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp
này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau
buồn này.
Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi
làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí
là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là
1
sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” .
Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp trên để đồng chí Lin (Nguyễn Ái
Quốc) được trở về hoạt động công tác Đảng trong nước, Phòng Tổ chức cán bộ
của Quốc tế Cộng sản cũng đã có công văn gửi đồng chí Dimitrov ngày
8/6/1938 đề nghị “Giải quyết dứt điểm tất cả những người Đông Dương về vị trí
sắp xếp của Đảng Cộng sản Đông Dương” và ý kiến của Vasilyeva gửi lên Ban
Bí thư Quốc tế Cộng sản: Đồng chí Lin là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
là người có uy tín trong Đảng Cộng sản Đông Dương, từ nay về sau thì Đảng sẽ
chăm chú lắng nghe những ý kiến của đồng chí ấy.
Bên cạnh những người bạn phương Tây, Nguyễn Ái Quốc còn có nhiều bạn
bè Trung Quốc, những người bạn lâu năm và sau này đều trở thành lãnh tụ của
đất nước. Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng ở Pháp và sau này ở
Trung Quốc, được sự giúp đỡ của những người bạn Trung Quốc như Trương
Thái Lôi, Chu Ân Lai, Thái Sướng,… Nguyễn Ái Quốc đã gặp nhiều thuận lợi
trong hoạt động. Những người bạn cùng chí hướng và đều là những nhà cách
mạng nổi tiếng, vì quý mến người thanh niên đầy chân thành và tinh thần cách
mạng cao cả, bị thuyết phục bởi những luận điểm cách mạng đúng đắn đối với
cách mạng Việt Nam nói riêng và với nhân dân các dân tộc thuộc địa nói chung,
đã hết sức ủng hộ Nguyễn Ái Quốc về mọi mặt. Trong đó, quen biết, cùng hoạt
động với Người tại Pháp từ năm 1922, tại Quảng Châu những năm 1924-1927
và kéo dài đến sau này đó là Chu Ân Lai, sau này là Thủ tướng Trung Quốc. Có
thể nói, Chu Ân Lai và Nguyễn Ái Quốc có một tình bạn sâu sắc vượt thời gian.
Với Thủ tướng Chu Ân Lai, người anh em, người bạn cũ, Nguyễn Ái Quốc-Hồ
Chí Minh tâm sự: “Riêng phần tôi, đồng chí Chu Ân Lai là anh em của tôi.
Chúng tôi đã từng đồng cam cộng khổ, cùng làm công tác cách mạng. Ba mươi
2
mấy năm qua, Thủ tướng Chu Ân Lai là bạn chiến đấu thân mật của tôi” . Thủ
tướng Chu Ân Lai cũng nhấn mạnh khoảng thời gian quen biết Chủ tịch Hồ Chí
Minh hơn ba mươi năm mà lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là “người dẫn
đường”: “Lúc đó Người đã thành thuộc chủ nghĩa Mác, còn tôi thì mới vào
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 3, tr. 117.
2. Trần Đương, Nguyễn Thị Minh Hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế,
Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2006, tr. 62.
441