Page 442 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 442
chính quyền Anh bắt ở Hồng Kông và buộc tội là “một phần tử cộng sản nguy
hiểm”, “phái viên của Đệ tam Quốc tế đến Hồng Kông để lật đổ chính quyền”.
Tuy nhiên, chỉ qua một lần tiếp xúc với ông bà luật sư người Anh Francis Henry
Loseby, bằng sự chân thành của mình, giữa ba người đã tạo nên một tình cảm
gắn bó vượt lên mọi mối quan hệ thông thường. Mặc dù không cùng “chiến
tuyến”, nhưng Người đã được luật sư nhận lời bào chữa và tận tình giúp đỡ thoát
khỏi nhà tù Victoria. Sau này, luật sư Loseby kể lại trong cuốn hồi ký của mình:
“Sau 30 phút gặp gỡ, Người đã hoàn toàn chinh phục tôi. Ở Người toát ra một
sức mạnh cảm hóa kỳ diệu”. Về phần mình, bà Loseby kể: “Chỉ sau 10 phút là
tôi cảm phục Người. Tôi thúc nhà tôi làm gấp hồ sơ, còn tôi và con gái tôi ngày
1
ngày vào thăm, săn sóc sức khỏe cho Người” . Quyết định giúp đỡ này cũng là
một lựa chọn không an toàn với gia đình luật sư Loseby, bởi lúc đó chính quyền
đã có ý định dẫn độ Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam để thi hành bản án tử hình
vắng mặt mà Tòa án Vinh đã tuyên từ tháng 10/1929. Tuy nhiên, từ sự quý mến,
cảm phục Nguyễn Ái Quốc, gia đình luật sư cùng những người cộng sự đã làm
được việc phi thường: đòi lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc và tiếp tục giúp đỡ
Người vượt qua nhiều khó khăn “hậu vụ án”, về với đại gia đình vô sản thế giới
một cách an toàn.
Chúng ta biết rằng, sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm
1930, những tư tưởng vượt trội của Nguyễn Ái Quốc về giải quyết mối quan hệ
giữa dân tộc và dân chủ, dân tộc và giai cấp chưa được Quốc tế Cộng sản đồng
tình. Sau đó lại đến việc Người bị bắt, rồi trải qua các phiên tòa xét xử của Tòa
án Hồng Kông đã được tuyên trắng án vì Người vô tội… Trong bối cảnh đó,
thời gian Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô từ 1934 đến 1938 là thời kỳ đầy gian
truân của Người. Ngay cả việc tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản của
Người cũng là một sự đấu tranh lớn. Thời kỳ này, những người bạn Nga của
Người như Manuilsky, Dimitrov và Vasilyeva đã giúp đỡ Người rất nhiều.
Manuilsky - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản chính là người đã thông
báo quyết định của Quốc tế Cộng sản cử Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu công
tác nhằm xúc tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông
Dương và giúp đỡ các đại biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á từ đầu
những năm 20 của thế kỷ 20.
Ngày 6/6/1938, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục gửi thư cho lãnh đạo Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản và đồng chí
Manuilsky trình bày nguyện vọng:
“Đồng chí thân mến,
__________
1. Hồi ký của ông bà Loseby, Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, tr. 12.
440