Page 441 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 441

Jacques Duclos. Theo lời kể của Jacques Duclos, lần đầu tiên ông gặp Nguyễn
                      Ái Quốc tại một cuộc họp của Ủy ban Quốc tế III ở thành phố Paris. Khi được
                      biết  Nguyễn  Ái  Quốc là  người  Việt  Nam,  ông ngạc  nhiên  không  hiểu  vì sao

                      Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt Nam khác lại vượt một quãng đường dài
                      sang Pháp để kiếm sống, đấu tranh? Được Nguyễn Ái Quốc kể cho nghe về tình
                      hình đen tối của nước mình bởi những việc làm xấu xa mà thực dân Pháp gây ra,
                      dưới chiêu bài “khai hóa văn minh”, Jacques Duclos hiểu sự thật về chủ nghĩa
                      thực dân Pháp, có nhận thức mới về chủ nghĩa thực dân nói chung và thực dân
                      Pháp nói riêng... Hai người còn có những kỷ niệm khi tham gia các hoạt động
                      ủng hộ nước Nga Xôviết.
                            Từ  đó,  Jacques  Duclos  và  Nguyễn  Ái  Quốc  luôn  gắn  bó  bên  nhau  và
                      thường bàn luận với nhau rất sôi nổi về tình hình thời sự quốc tế. Nhớ về người
                      bạn Việt Nam trong những năm tháng hoạt động sôi nổi ấy, Jacques Duclos đã
                      bộc bạch trong Hồi ký của mình rằng: “Người thanh niên yêu nước tha thiết
                      này hẳn có hy vọng tràn trề vào sự giúp đỡ quốc tế, vào tình nghĩa của tất cả

                      những người đang làm cách mạng khắp hoàn cầu - những người với bổn phận
                                                                                1
                      quốc tế sẽ giúp đỡ những dân tộc bị trị vùng lên…” . Sau này, tháng 5/1946,
                      Nguyễn Ái Quốc khi đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp với tư
                      cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Người đã gặp lại Jacques Duclos -
                      người bạn chiến đấu thân thiết năm xưa, nay là  Ủy viên Bộ Chính trị Đảng
                      Cộng sản Pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Pháp. Jacques Duclos đã vận động một
                      số bạn bè của mình tìm mọi cách để có thể giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong
                      cuộc đấu tranh giữ gìn nền tự do, độc lập.
                            Một người bạn quốc tế khác của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ Người hoạt
                      động cách mạng ở Pháp là Max Clainville Bloncourt, luật sư, cùng hoạt động

                      với Người trong Hội Liên hiệp thuộc địa và Ban Biên tập báo Le Paria (Người
                      cùng  khổ).  Ấn  tượng  về  Nguyễn  Ái  Quốc  những  năm  1920  đã  được  Max
                      Clainville Bloncourt kể lại: Anh nói tiếng Pháp hoàn hảo và tiếp xúc với anh, tôi
                      thấy ngay đó là một người đáng mến. Và càng hoạt động chúng tôi càng yêu
                      thương nhau, càng thấy các dân tộc thuộc địa phải đoàn kết với nhau chống kẻ
                      thù chung. Anh đã trở thành bạn thân và tin cậy của tôi. “Đó là một đồng chí rất
                      tốt, rất trung hậu, rất dũng cảm với một lý tưởng đấu tranh vô cùng cao quý và
                              2
                      đẹp đẽ” .
                            Nhắc tới sự kiện Nguyễn Ái Quốc và “vụ án Hồng Kông”, không thể không
                      nhắc tới một người bạn thân thiết: Luật sư Loseby. Cần nhắc lại là thời điểm

                      năm  1931,  Nguyễn  Ái  Quốc-Hồ  Chí  Minh  lúc  đó  có  tên  là  Tống  Văn  Sơ  bị

                      __________
                            1. Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
                      tr. 185.
                            2. Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội 1970, tr. 48-56.


                                                               439
   436   437   438   439   440   441   442   443   444   445   446