Page 446 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 446

ĐƯỜNG KÁCH MỆNH            - TÁC PHẨM MANG SỨ MỆNH

                         QUAN TRỌNG SAU HÀNH TRÌNH 15 NĂM TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

                                                 CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH


                                                            TS. BÙI THỊ NGỌC TRANG

                                               Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh


                            Ngày 5/6/1911, từ Cảng Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi ấy với tên
                      gọi Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu
                      nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự
                      sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. 15 năm sau, Nguyễn Tất Thành-
                      Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức 3 lớp huấn luyện chính trị cho 75 thanh niên ưu tú
                      của Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của

                      Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông đã tập hợp những bài giảng của
                      Nguyễn  Ái  Quốc  thành  cuốn  sách  với  tên  gọi  Đường  Kách  mệnh  và  bí  mật
                      chuyển về trong nước. Tác phẩm Đường Kách mệnh đánh dấu một bước ngoặt
                      trong hành trình tư tưởng của Nguyễn Tất Thành -Nguyễn Ái Quốc đến với chủ
                      nghĩa Mác-Lênin là minh chứng của sự giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa,
                      sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc. Đường Kách
                      mệnh được xem là tác phẩm đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
                      Nam và mãi là “cuốn sách giáo khoa về chủ nghĩa cộng sản đối với những người
                      cách mạng Việt Nam” từ đầu thế kỷ XX cho đến mai sau.
                            Ngày 1/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg
                      phê duyệt công nhận 5 tác phẩm của Hồ Chí Minh nằm trong danh mục 30 Bảo
                                   1
                      vật quốc gia , trong đó có Đường Kách mệnh.
                            Về hình thức, tác phẩm được kết cấu khác biệt: Không đánh số trang từ đầu
                      cho đến hết tác phẩm mà đánh số trang theo từng phần; tác phẩm được phân
                      theo vấn đề, có tất cả 15 vấn đề: (1) Tư cách một người cách mệnh; (2) Vì sao
                      phải viết sách này?; (3) Cách mệnh; (4) Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5) Cách mệnh
                      Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế; (8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công

                      __________
                            1. 05 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật quốc gia: Đường Kách
                      mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước,
                      Di chúc.


                                                               444
   441   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451