Page 447 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 447
nhân quốc tế; (10) Cộng sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc tế giúp đỡ; (12)
Quốc tế cứu tế đỏ; (13) Cách tổ chức công hội; (14) Tổ chức dân cày; (15) Hợp
tác xã.
Nội dung tác phẩm bao hàm ba vấn đề cơ bản: Những vấn đề lý luận chung
về cách mạng xã hội; Các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới với những kết
quả và bài học rút ra cho cách mạng Việt Nam; Phương pháp tổ chức và hoạt
động cách mạng.
1. Đường Kách mệnh là một đáp án vĩ đại cho đề bài mà vận mệnh dân tộc
đã đặt ra cho Nguyễn Ái Quốc khi Người khởi hành ra nước ngoài: “Sau khi
1
xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” . Những “ẩn số”
quan trọng đã được Người “giải mã”.
Tác phẩm Đường Kách mệnh đã được Người nghiên cứu, đúc kết từ lịch
sử và tình hình thực tiễn xã hội của các nước đế quốc và thuộc địa của các
nước đế quốc mà Người đã có dịp đi qua trong hành trình 15 năm, từ
năm1911 đến năm 1925.
Nguyễn Ái Quốc đã dày công nghiên cứu và giới thiệu để người đọc trong
nước biết trên thế giới lúc bấy giờ có nhiều điều mà “An Nam chưa có”, cụ thể:
2
“Ngày nay nước nào cũng có thanh niên cộng sản. Chỉ An Nam là chưa” .
Người chỉ ra những việc cần thiết nhiều nước đã làm và những việc cách
mạng Việt Nam nên làm: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia
mới thành công, mà nữ giới An Nam muốn cách mệnh thì phải theo Phụ nữ
3
Quốc tế chỉ bảo” ; “nếu thợ thuyền An Nam biết tổ chức thì chắc Quốc tế đỏ sẽ
hết lòng giúp cho mà làm cách mệnh. Nhưng muốn người ta giúp cho, thì trước
4
mình phải tự giúp lấy mình đã” .
Cùng với đó, Người cũng chỉ ra nguyên nhân vì sao nhân dân Việt Nam
vẫn chưa biết đến những điều bổ ích trên thế giới lúc bấy giờ. Bằng những từ
ngữ mộc mạc, chân phương nhưng đanh thép và đầy động lực, Người đã thức
tỉnh nhân dân: “Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ,
nên cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem”.”Pháp sợ Quốc tế làm cho dân ta biết
cách thân ái và liên hợp của vô sản giai cấp trong thế giới; Nó sợ tuyên truyền
cách mệnh cho nên nó hết sức giấu dân ta không cho biết rằng trong thế giới có
một hội như thế và ngăn trở Quốc tế ấy lọt vào đến An Nam. Cái gì Pháp ghét,
5
tất là có ích cho An Nam” .
Với tư duy khoa học, sự cẩn trọng đối với một việc “to tát”, Nguyễn Ái
Quốc đã khảo sát thực tiễn, so sánh, đánh giá để đưa ra kết luận cho mục đích
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 28.
2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 64.
3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 55.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 320.
5. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 68.
445