Page 439 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 439
NHỮNG NGƯỜI BẠN QUỐC TẾ CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH -
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1911-1941
TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã lên tàu
sang phương Tây với mục đích tìm hiểu về sự “tự do, bình đẳng, bác ái” của
nước Pháp, để trở về giúp đồng bào mình đấu tranh giành độc lập. Trong quá
trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc này, Nguyễn Tất Thành đã từng
sống, hoạt động cách mạng tại nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ và kết giao với
bạn bè ở nhiều quốc gia, dân tộc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc
biệt là trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Những năm tháng này, dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng được sự
giúp đỡ của những người bạn quốc tế, Nguyễn Tất Thành vừa lao động để kiếm
sống, vừa tìm cách bắt liên lạc với những người Việt đang sinh sống và làm việc
trên đất Pháp. Có người giúp anh tham gia các hoạt động trong phong trào công
nhân và lao động Pháp, có người giúp anh học cách viết báo, giúp tài liệu, sách
báo để anh đọc, tìm hiểu sâu hơn về đảng, về các vấn đề chính trị - xã hội…
Nhiều người bạn đã dành những tình cảm tốt đẹp cho anh thanh niên tràn
đầy nhiệt huyết, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho anh hoạt động cách mạng, bảo
vệ khi anh gặp khó khăn, hoạn nạn và vui mừng khi sự nghiệp cách mạng thành
công. Đặc biệt, trong số đó là những người bạn kết thân khi Nguyễn Tất Thành,
Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động cách mạng trên đất Pháp. Với việc gia nhập
Đảng Xã hội Pháp năm 1919, Người càng trở nên gắn bó với các nhà hoạt động
chính trị này. Họ đã giúp Nguyễn Ái Quốc ngày càng trưởng thành hơn trên con
đường hoạt động cách mạng.
Một người bạn gần gũi với Nguyễn Ái Quốc những ngày tháng Người hoạt
động trên đất Pháp, ông là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,
nguyên nghị sĩ Quốc hội Pháp, cựu Chủ nhiệm báo L'Humanité (Nhân đạo). Ông
đã giới thiệu Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã hội Pháp năm 1919. Ông là Paul
Vaillant Couturier. Với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Paul, Nguyễn Ái Quốc hiểu
rõ hơn tính cách mạng và sự cần thiết phải gia nhập Quốc tế III, từ đó, tiếp thu
những vấn đề trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
437