Page 449 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 449
Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đã vẽ ra đường đi đúng đắn và dẫn dắt cả dân
tộc cùng đi từng bước, từng bước một, thật cẩn thận, tỉ mỉ. Người chỉ ra nguyên
nhân cho biết rõ vì sao dân tộc Việt Nam chìm trong “đêm trường nô lệ”: “Tụi
tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu, lấy
phép luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân
tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Dân khổ quá
hay làm bạo động, … không có chủ nghĩa, không có kế hoạch, đến nỗi thất bại
mãi. Dân vì không hiểu tình thế trong thế giới, không biết so sánh, không có
mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm. Dân thường chia
1
rẽ phái này bọn kia… nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi” .
Từ đó, Người vạch ra đường đi, nước bước cho cách mạng Việt Nam:
“cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ… phải giảng giải lý luận và chủ
nghĩa cho dân hiểu… phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho
2
dân… sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh” .
Các cụm từ “Đảng cách mệnh”, “theo chủ nghĩa chân chính” được Nguyễn
Ái Quốc nhấn mạnh vì đó chính là “cẩm nang” là “trí khôn” mà người cách
mệnh cần phải có để cùng nhau đứng vững trên con thuyền cách mệnh: “Trước
hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách
3
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” .
Thêm vào đó, Nguyễn Ái Quốc ví sự nghiệp cách mạng Việt Nam như con
thuyền lớn đang đi giữa sóng to gió cả mà Đảng cách mạng được giao trách
nhiệm là người cầm lái. Do đó, muốn đưa con thuyền cách mạng của dân tộc đi
đến bến bờ độc lập, tự do thì Đảng cách mạng cần có “chủ nghĩa chân chính”
làm “la bàn” định hướng và tất cả mọi người trên con thuyền đó phải tin và đi
theo hướng kim chỉ nam đã định hình trên la bàn: “Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có
4
bàn chỉ nam” .
Trong hành trình gần 15 năm tìm kiếm học hỏi, Nguyễn Ái Quốc đã tận
mắt chứng kiến thực tiễn đời sống khổ cực, bần cùng của những người nô lệ ở
các thuộc địa và những người dân lao động ở các nước tư bản như: nước Pháp,
Mỹ… Do đó, khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, sau quá trình khảo
sát, tìm tòi Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lựa chọn học thuyết của chủ nghĩa
Mác-Lênin cho cách mạng Việt Nam: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
__________
1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19-20.
2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19-20.
3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 40.
4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 20.
447