Page 452 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 452
1
được hạnh phúc” , “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh
2
thành công… phải bền gan, phải hy sinh,…” .
Càng đọc càng thấm thía giá trị “Tư cách một người cách mệnh” mà
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã xác định. “Tư cách một người cách mệnh”
với 23 tiêu chuẩn được Người nêu ra cách đây gần 100 năm đã thể hiện một
quan niệm trở thành triết lý nhân sinh về lý luận cách mạng, hàm chứa các giá trị
nhân văn cao cả của lý luận cách mạng. Đây là một thành tố của văn hóa Đảng.
Người cách mạng, theo Đảng cách mạng cần phải có nhân cách, đạo đức thì mới
tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới vượt qua được gian truân để gánh vác sự
nghiệp cách mạng hào hùng, oanh liệt, vẻ vang của dân tộc.
4. Tác phẩm Đường Kách mệnh từ đầu cho đến cuối đã thể hiện rõ quan
điểm của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của liên
minh công - nông, của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đây là vấn đề mang
tính chiến lược để tập hợp lực lượng cách mạng và là một trong các nhân tố
quyết định sự thành công của cách mạng.
Ngay từ đầu, nêu mục đích viết Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã xác
định việc cách mạng cần phảichung lòng, chung sức, phải làm cho đồng bào biết “Vì
3
sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” .
Cùng với đó, Người nêu bài học kinh nghiệm của cách mạng các nước:
“Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải
4
dân chúng (công nông) làm gốc,… phải thống nhất” .
Người cũng phân tích và chỉ ra vai trò to lớn của đoàn kết: “Tây nó áp bức
ta vì ta không thương yêu nhau”; “làm việc to tát như việc giải phóng gông cùm
nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được”… Việc
gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều
5
người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi” .
Bên cạnh đó, Người thẳng thắn trình bày: “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn
năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực
6
mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó” .
Đặc biệt, Người dành một nửa nội dung của tác phẩm để chỉ ra thực lực của
cách mạng đang tiềm tàng trong các giai cấp, tầng lớp trong nước và thế giới;
Người chỉ ra cho nhân dân thấy lợi ích của việc hợp lực bằng các hình thức tổ
chức: “công hội”, “dân cày”, “hợp tác”; lợi ích của vấn đề liên lạc giữa cách
mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: “Cách mệnh An Nam cũng
__________
1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 24.
2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 41.
3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 11.
4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 41.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 282.
6. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19.
450