Page 451 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 451

mệnh” là sự đúc kết từ giá trị của đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
                      với những đức tính cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trên
                      hành trình đi tìm đường cứu nước.

                            “Cần kiệm, Nhẫn nại (chịu khó)” là các phẩm chất cao đẹp của nhân cách
                      Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng là tiêu chuẩn hàng đầu mà Người yêu cầu “người
                      cách mệnh” nhất quyết phải có. Cùng với lòng yêu nước, những phẩm chất ấy
                      cũng là hành trang quý giá mà Người đã mang theo khi rời bến cảng Sài Gòn.
                      Hành trang Người mang theo chỉ là hai bàn tay trắng và khối óc cùng trái tim
                      tràn đầy nhiệt huyết. Đến đâu, Người cũng làm việc để kiếm sống và hoạt động
                      cách mạng, không nề hà bất cứ việc gì: phụ bếp, đốt lò, cào tuyết, làm bánh,…
                            “Hòa mà không tư”là chuẩn mực đạo đức được Nguyễn Ái Quốc xếp ở
                      vị trí thứ hai trong 14 chuẩn mực của mỗi người cách mạng. Người đã sớm
                      nhìn ra sự nguy hại của câu chuyện vì lợi ích riêng tư không trong sáng mà
                      người ta có thể kết lại với nhau mà dẫn đến vướng mắc lợi ích vào nhau; khi
                      không còn tỉnh táo để phân định “riêng - chung” thì con người ta sẽ sa vào

                      “lợi ích nhóm” - “hòa để tư”.
                            “Hay hỏi”, “Hay nghiên cứu, xem xét”, đây là sự thể hiện tính cách khiêm
                      tốn của Nguyễn Ái Quốc theo truyền thống cha ông “đi một ngày đàng học một
                      sàng khôn”. Trên hành trình tìm kiếm con đường cách mạng đúng đắn cho dân
                      tộc Việt Nam, Người luôn miệt mài nghiên cứu, xem xét, khiêm tốn học hỏi:
                      “Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào
                                                        1
                      thế giới nói cho đồng bào ta rõ” . Theo quan điểm của Người, người cách mạng
                      không nên giấu dốt, một dân tộc không chịu học hỏi, không chịu tiến bộ sẽ mãi
                      là dân tộc không có đủ sức mạnh: “Tây nó áp bức ta vì ta không thương yêu
                                           2
                      nhau, vì ta ngu dốt” .
                            “Dũng cảm”,đây là đức tính của người Việt Nam đã được hun đúc từ hàng
                      ngàn năm bằng lòng  yêu nước nồng nàn, sự gan dạ. Nguyễn Ái  Quốc khẳng
                      định tinh thần dũng cảm có sức mạnh vô địch: “một người cách mệnh có gan,
                                                    3
                      hơn một ngàn người vô chí” .
                            “Hy sinh”, Nguyễn Ái Quốc dạy phải vì chính nghĩa mà hy sinh, chấp
                      nhận  hy  sinh,  không  hy  sinh  uổng  phí:”Cách  mệnh  Pháp  hy  sinh  rất  nhiều
                      người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy
                            4
                      sinh” ; “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là
                      làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong
                      tay  một  bọn  ít  người.  Thế  mới  khỏi  hy  sinh  nhiều  lần,  thế  dân  chúng  mới


                      __________
                            1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 11.
                            2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 89.
                            3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 27.
                            4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 30.


                                                               449
   446   447   448   449   450   451   452   453   454   455   456