Page 457 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 457

đầu cuộc đấu tranh trực diện chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp? Với trí thông
                      minh thiên tài, Người nhận thức rõ nước Pháp chính là nơi sản sinh ra chủ nghĩa

                      thực dân Pháp, sẽ không có nơi nào tốt hơn cho việc tìm hiểu cặn kẽ kẻ thù của
                      dân tộc bằng ngay tại nơi sản sinh ra chúng. Lúc bấy giờ, Paris là trung tâm
                      quan trọng nhất của các sự kiện chính trị thế giới, nơi diễn ra hội nghị của các
                      nước đế quốc thắng trận. Đây là điều kiện, là cơ hội tốt cho ý định đấu tranh của
                      Người. Nước Pháp cũng là nơi có phong trào công nhân phát triển mạnh, có khá
                      đông đồng bào Việt Nam đang sinh sống, họ có mối liên hệ thường xuyên với
                      Tổ quốc, sẽ có sự đồng cảm lớn với Người.

                            Tại Paris, Nguyễn Tất Thành gia nhập “Hội những người Việt Nam  yêu
                      nước ở Pháp”, tích cực tham gia các hoạt động trong các chức tổ chức, hòa mình
                      vào phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động Pháp, tích cực đọc
                      và học ở các thư viện, tham gia thường xuyên vào các buổi diễn thuyết của Đảng
                      Xã hội Pháp và câu lạc bộ Faubourg. Qua đó giúp Nguyễn Tất Thành trưởng

                      thành  dần  về  nhận  thức  và  đã  gặp,  làm  bạn  với  những  người  bạn  Pháp  như
                      Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Jacques Duclos… Người thường tranh
                      luận về vấn đề dân tộc, dân chủ, tự do… Khi ở với Phan Văn Trường và Phan
                      Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành thường tranh luận (có lúc gay gắt) với hai người
                      về con đường cứu nước.

                            Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Khi được
                      hỏi vì sao vào Đảng, Anh trả lời: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh
                      vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng
                                                          1
                      Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái” . Vào tháng 6/1919, Người đã thay mặt cho
                      nhóm người Việt Nam yêu nước cùng thảo ra bản Yêu sách gồm tám điểm gửi
                      đến Hội nghị Versailles và ký tên bên dưới là Nguyễn Ái Quốc đề nghị Chính
                      phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận nguyên tắc của quyền dân tộc tự

                      quyết. Tuy không được các nước thừa nhận, bản Yêu sách như “một quả bom,
                      chúng tôi gọi đó là tiếng sấm, tiếng sét. Tiếng sấm mùa xuân đã xua tan màn
                      sương mù... Bây giờ, ở ngay tại thủ đô nước Pháp, ở ngay giữa các hội nghị
                      “cường quốc”, có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi cho
                      cả dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao lên bàn tán rầm rầm. Ai mà không
                      kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết,
                      đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc bản thân nó có sức
                                 2
                      hút  rất  lạ” .  Sự thờ ơ của các nước tham  dự hội  nghị và việc thực dân  Pháp
                      không chấp nhận bản Yêu sách, dù là những đòi hỏi “rất ôn hòa cả về nội dung
                      và hình thức” khiến Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 47.
                            2. Épghênhi Cabêlép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985, t. 1, tr. 74-75.


                                                               455
   452   453   454   455   456   457   458   459   460   461   462