Page 456 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 456
dân chủ ở Việt Nam. Người nhận định “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho
1
rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
Ngay từ lúc này, ý chí quyết định đi ra nước ngoài tự mình tìm con đường
cứu nước, cứu dân đã hình thành trong tư tưởng người thiếu niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành. Có thể nói là rất sớm đối với một thiếu niên đang tuổi
trưởng thành. Đi đâu? Đến nước nào để tìm con đường cứu nước, cứu dân? Đây
có thể là câu hỏi lúc nào cũng đau đáu trong suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành.
Và Người đã tìm được câu trả lời từ chính trong cuộc sống xã hội mà Người đã
trải qua.
Năm 1905, Nguyễn Tất Thành được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo
học lớp dự bị (préparatoire) tại Trường Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố
Vinh. Tại trường này, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu
hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI, được tiếp xúc văn hóa Pháp, Người
nhận thấy sức hấp dẫn của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái… mà người Pháp
đã tuyên truyền, Người muốn tìm hiểu xem cái gì ẩn giấu đằng sau những từ ngữ
mỹ miều ấy… Nguyễn Tất Thành thấy, cần phải ra nước ngoài xem cho rõ.
Người đã nung nấu ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm
ăn ra sao, nhất là xem họ tổ chức và cai trị như thế nào rồi sẽ về giúp dân, giúp
nước. Độc lập cho Tổ quốc, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân, đó là
mục đích, “ham muốn tột bậc” của Người. Với mục đích và ý chí đó, Người đã
rời Sài Gòn đi ra nước ngoài vào ngày 5/6/1911.
2. Hành trình Nguyễn Tất Thành tìm kiếm con đường đi tới “tự do cho
đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Trévillerời
Việt Nam thực hiện ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm
ăn ra sao, rồi trở về giúp dân, giúp nước.
Người đã đi nhiều nước, đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa, chính
trị và đã dần hiểu rõ thực chất của nền văn minh tư sản, nền dân chủ tư sản dưới
các hình thức khác nhau của nó. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào với
phong trào của quần chúng lao động, luôn tìm hiểu đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội những nơi mình đã đi qua. Người đã chứng kiến cảnh những người nô lệ bị
bóc lột, bị hành hình. Thực tế qua những chuyến đi vòng quanh thế giới, Người
đã hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Từ đó,
Người đã nhận thức được đâu là bạn, đâu là thù. Và Người đã trở lại Pháp, chọn
Paris làm nơi hoạt động vào cuối năm 1917.
Câu hỏi được đặt ra: Tại sao Nguyễn Tất Thành lại chọn nước Pháp để bắt
__________
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 20.
454