Page 474 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 474
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ
1
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta…”
Như vậy, ở thời điểm đầu tiên - từ một thanh niên có học vấn, một người
lao động trí óc chuyển nhanh chóng thành người lao động chân tay, điều đó
không chút đơn giản nếu như người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
không sẵn có ý chí và quyết tâm cách mạng sắt thép và sự tin tưởng tuyệt đối về
sức mạnh của nhân dân lao động. Từ bến cảng Sài Gòn ra nước ngoài, không
nghề nghiệp, không có bảo trợ, Nguyễn Tất Thành đã có sự suy nghĩ đáng ghi
nhận: Hãy tự lực, tự lập, tự mình làm cho mình sống và phát triển; không nên
nhờ vả trông cậy vào sức của người khác đến cứu mình. Sự suy nghĩ ấy rất khác
các bậc cha chú thuộc lớp người Việt Nam yêu nước thời ấy. Và cũng không
phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tất Thành đã đến Sài Gòn để rồi từ đây Người ra đi
tìm đường cứu nước. Thành phố Sài Gòn là một thành phố lớn nhất Việt Nam
lúc bấy giờ, thực dân Pháp sớm tổ chức khai thác thuộc địa nên giai cấp công
nhân sớm ra đời, phong trào yêu nước ở đây rất sôi nổi. Sài Gòn còn là con
đường giao lưu quốc tế rất thuận tiện. Khi có ý thức muốn ra đi tìm đường cứu
nước, nhất là sang các nước Tây Âu, tất nhiên thành phố này là nơi rất hấp dẫn
đối với Người.
Ngày 5/6/1911 đã được ghi lại như một dấu mốc đặc biệt quan trọng,
không phải chỉ trong cuộc đời một con người, mà còn với cả lịch sử của một dân
tộc. Bước xuống tàu để đi tìm đường cứu nước, với tên Văn Ba, Nguyễn Tất
Thành cũng chưa hiểu được là chính mình đang gánh vác một nhiệm vụ lịch sử
trọng đại. Và lịch sử dân tộc cũng chưa biết rằng từ ngày ấy đã bắt đầu giao phó
một sứ mệnh hết sức thiêng liêng cho một con người mà tuổi đời mới vừa tròn
21. Tất cả chỉ được khẳng định bằng nhiều năm tháng hoạt động từ đó trở đi để
Nguyễn Tất Thành trở thành Nguyễn Ái Quốc, để từ một người đi tìm đường
cứu nước trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc. Việc ra đi của Nguyễn Tất
Thành không phải là một hành động ngẫu nhiên do tính bồng bột của tuổi trẻ,
cũng không phải do một sự thôi thúc riêng - đi tìm một nghề nghiệp, một danh
vọng,… Người ra đi không phải vì mình hay cho mình. Động cơ ra đi của Người
chỉ có một, đó là lòng yêu nước, thương dân. Mục đích ra đi của Người chỉ duy
nhất là tìm cho được con đường cứu dân, cứu nước. Sự nghiệp Hồ Chí Minh bắt
đầu từ đây, vận mệnh lớn của nước, của dân đã gắn bó với một quyết định lịch
sử mà sau này công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thành công đã chứng
minh điều sáng suốt phi thường ấy.
2. Trên hành trình tìm đường cứu nước, suốt gần 10 năm đầu, Nguyễn Tất
Thành đã trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, làm đủ nghề để kiếm sống như:
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Nxb. Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh, 2011, tr. 14.
472