Page 477 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 477

nước chậm tiến, chủ nghĩa tư bản và đế quốc xâm lược đã tước đi quyền của
                      nhiều dân tộc, quyền sống của con người. Chủ nghĩa thực dân đã biến con người
                      những nơi đó thành nô lệ, đẩy hàng triệu con người vào những cuộc chiến tranh

                      ăn cướp lẫn nhau. Trong lúc xác định muốn giải phóng dân tộc phải trông cậy ở
                      chính lực lượng của dân tộc mình, Nguyễn Ái Quốc không tự cô lập. Trái lại,
                      Người vẫn mở rộng mọi hoạt động, vẫn từng ngày hòa nhập với phong trào đấu
                      tranh cách mạng của giai cấp vô sản Pháp ngay tại Paris, thủ đô của một nước có
                      lý tưởng: Tự do, Bình đẳng, Bác ái- chứ không phải ở một nơi nào khác thuộc
                      châu Âu. Lòng yêu nước nồng nàn cộng với sự hòa nhập ấy đã kết thành đường
                      dây dẫn Nguyễn Ái Quốc tìm thấy một hợp điểm tất yếu không hẹn trước giữa
                      con đường giải phóng dân tộc và con đường giải phóng giai cấp. Người khẳng
                      định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức. Từ
                      đây, hoài bão lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc là về nước để thực hiện mục tiêu
                      giành lại độc lập cho đất nước, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
                      theo con đường đã chọn.

                            Đặc  điểm  nổi  bật  trong  quá  trình  tìm  đường  cứu  nước  của  Nguyễn  Tất
                      Thành-Nguyễn  Ái  Quốc là  đã  sớm  gắn phong  trào  cách  mạng  Việt  Nam  với
                      phong trào công nhân quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới,
                      gắn cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam với phong trào giải phóng
                      của tất cả các dân tộc bị áp bức khác. Vì vậy, vấn đề dân tộc và vấn đề quốc tế
                      đã được kết hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc,
                      và Người đã sớm đến với lập trường của giai cấp vô sản, lập trường của chủ
                      nghĩa  Mác-Lênin  để  giải  quyết  mối  quan  hệ  ấy.  Đó  chính  là  lập  trường  mà
                      Người đã kiên định trong suốt cuộc đời mình. Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động
                      cách mạng của mình, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua sự hạn

                      chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
                      hướng  tư  sản  đương  thời,  sớm  đến  với  chủ  nghĩa  Mác-Lênin  và  đi  vào  con
                      đường cách mạng vô sản, kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Đó là
                      sự kết hợp những yếu tố chủ quan của một con người kiệt xuất với những điều
                      kiện khách quan của gia đình, quê hương, đất nước, của phong trào công nhân
                      và phong trào cộng sản thế giới, của tất cả các quan hệ xã hội đã tạo nên bản
                      chất của Người, để Người vượt qua mọi người đi trước cũng như tất cả lớp trẻ
                      đương thời, đưa cách mạng Việt Nam bước vào một thời đại mới.
                            Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước tại các thuộc
                      địa Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào
                      cách mạng giải phóng dân tộc.
                            Tháng 6/1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản

                      Pháp, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô. Tại Mátxcơva, Nguyễn Ái
                      Quốc tham gia lớp học ngắn hạn tại Trường Đại học Cộng sản của những người
                      lao động phương Đông (gọi tắt là Trường Đại học Phương Đông) của Quốc tế


                                                               475
   472   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482