Page 475 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 475
cào tuyết, đốt lò, phụ bếp ở khách sạn, làm thuê cho một hiệu ảnh, vẽ thuê cho
một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa... Nguyễn Tất Thành đã đi qua rất nhiều
nơi. Người đến Pháp - nơi đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản điển hình năm 1789,
đã đưa ra một Tuyên ngôn bất hủ về quyền con người và quyền công dân, nhưng
nước Pháp lại cũng đã đẻ ra một chế độ thực dân thối nát và cực kỳ tàn bạo như
chính Người đã thấy trên đất nước mình. Nguyễn Tất Thành muốn hiểu cho
được cái nghịch đề văn minh - dã man mà chính nước Pháp vĩ đại kia đã sản
sinh ra. Muốn tìm được con đường cứu nước thì trước hết phải hiểu thật đúng,
thật đầy đủ về những kẻ đang cướp nước mình. Muốn đánh đổ được chủ nghĩa
thực dân để giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu cho được cái gốc rễ,
cái bản chất của chủ nghĩa thực dân, nhất là từ trên cái mảnh đất đã sản sinh ra
nó. Sự khác biệt của Nguyễn Tất Thành so với tất cả những người khác đi sang
nước Pháp chính là ở chỗ đó. Ở một thời kỳ lịch sử nhất định, việc không lặp lại
những thất bại của những người đi trước đã là điều khó khăn đối với lớp người
đang kế tục cùng một sự nghiệp và đang bước vào đời. Nhưng để từ đó lại tìm ra
bằng được con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đưa cả
dân tộc đi đến thắng lợi thì quả là điều cực kỳ khó khăn. Người đã đến nước
Anh, Đức, Ý, Mỹ, qua các thuộc địa của Pháp ở châu Phi. Những cuộc tiếp xúc
khiến Nguyễn Tất Thành nhận thấy đã hơn 150 năm mà những quyền cơ bản của
con người như quyền sống trong tự do, hạnh phúc vẫn không được giai cấp tư
sản cầm quyền thực hiện đối với đông đảo người lao động ở trong nước. Vẫn
còn đấy những tội ác phân biệt chủng tộc với những người da đen; Vẫn có
những cuộc chiến tranh xâm lược nước khác. Nguyễn Tất Thành cảm nhận một
cách bao quát: trên đời này không nên phân biệt màu da mà chỉ nên phân biệt
hai loại người: loại người bóc lột và loại người bị bóc lột. Và, ở trên đời này “…
1
cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” . Nó bao
gồm cả tình đoàn kết hữu ái giữa những người lao động ở thuộc địa và những
người lao động ở chính quốc. Với suy nghĩ ấy, năm 1919, Nguyễn Tất Thành
gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, Nguyễn Tất Thành
trả lời: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy
nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng,
2
Bác ái” . Tháng 6/1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt Hội những người yêu nước
Việt Nam tại Pháp gửi tới Hội nghị Versailles bản Yêu sách của nhân dân An
Nam, dưới bản Yêu sách ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Người thực sự bắt
đầu sứ mệnh của người chiến sĩ tiên phong của dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân Pháp.
Ngày 16 và 17/7/1920, qua báo L’Humanité (Nhân đạo), Nguyễn Ái Quốc
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 287.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 47.
473