Page 479 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 479
Đầu năm 1934, Nguyễn Ái Quốc trở lại Liên Xô. Tại đây Nguyễn Ái Quốc
(với bí danh Lin) chính thức được nhận vào học Trường Quốc tế Lênin năm học
1934-1935. Tháng 3/1935, Nguyễn Ái Quốc được cử đi dự Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản. Sau Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế
Cộng sản điều động tạm thời nghỉ học và công tác tại Viện Nghiên cứu các vấn
đề dân tộc và thuộc địa; đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách
mạng trong nước trong tình hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi
phong trào dân chủ và hòa bình. Năm 1937, Nguyễn Ái Quốc là một trong 21
người được tuyển chọn vào lớp nghiên cứu sinh do Viện Nghiên cứu các vấn đề
dân tộc và thuộc địa mở cho một số cán bộ, giảng viên, phiên dịch viên của Viện,
nhằm đào tạo các giảng viên có trình độ cao cho các khoa kinh tế, lịch sử…
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10/1938, Nguyễn Ái
Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 9/1940, Người về sát biên giới Việt -
Trung, bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước. Người đã mở lớp huấn
luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới. Và, thời
điểm đáng ghi nhớ là vào ngày 28/01/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài,
Người đã qua cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung trở về Tổ quốc, để trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Với cuộc hành trình cứu nước vĩ đại thực hiện trong suốt 30 năm - từ buổi
đầu ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, rồi trở về nước vào năm 1941 trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến tới tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu đã dẫn dắt cả
dân tộc vượt qua bao gian nan, thử thách để hoàn thành công cuộc giải phóng
dân tộc, đánh tan kẻ thù xâm lược, thống nhất nước nhà, tiến lên con đường mà
Người đã chọn và di huấn lại cho đời sau./.
477