Page 478 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 478

Cộng  sản.  Trong  thời  gian  ở  Liên  Xô  (1923-1924),  Nguyễn  Ái  Quốc  đã  có
                      những  hoạt  động  khá  tích  cực  và  có  hiệu  quả.  Nguyễn  Ái  Quốc  tham  dự  và
                      thẳng thắn đóng góp những ý kiến riêng dựa trên những tư liệu cụ thể, vốn sống

                      phong phú, phương pháp khoa học về vấn đề thuộc địa tại Đại hội lần thứ V của
                      Quốc tế Cộng sản (tháng 6/1924) (với tư cách là đại biểu tư vấn) và các Hội
                      nghị Quốc tế diễn ra ở Mátxcơva.
                            Ngày  11/11/1924,  Nguyễn  Ái  Quốc  đến  Quảng  Châu,  Trung  Quốc.  Để
                      hợp pháp hóa hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc lấy bí danh là Lý Thụy,
                      làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Xôviết tại Quảng Châu trong
                      phái bộ Brodin, nhưng trên thực tế Nguyễn Ái Quốc liên lạc trực tiếp với Quốc
                      tế Cộng sản. Quảng Châu là trung tâm cách mạng của Trung Quốc, ở đây nhiều
                      nhà yêu nước Việt Nam đang sống và học tập, làm việc. Nguyễn Ái Quốc trực
                      tiếp đến gặp gỡ trao đổi với họ như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng
                      Phong... liên lạc thư từ với cụ Phan Bội Châu. Tháng 6/1925, trên cơ sở số cán
                      bộ được huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc thành lập “Hội Việt Nam Cách mạng

                      Thanh niên” - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc vận động
                      cách  mạng trong đồng bào  yêu  nước ngày càng mạnh  mẽ, Nguyễn Ái  Quốc
                      đứng ra tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho các thanh niên yêu nước từ
                      Việt Nam sang tại ngôi nhà số 13 và 13/1 đường Văn Minh (nay là số 248 và
                      250 đường Văn Minh), Quảng Châu từ năm 1925-1927. Những bài giảng của
                      Người được tập hợp và in thành sách mang tên Đường Kách mệnh xuất bản
                      năm 1927.
                            Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu, đi Mátxcơva, sau đó đi
                      Béclin, tham dự Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng của Liên đoàn chống chiến
                      tranh đế quốc tại Bruxelle (Bỉ), đi Ý và trở về Xiêm (Thái Lan). Cuối năm 1929,

                      Người trở lại Trung Quốc, triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản,
                      thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
                            Thế là, sau 19 năm lao động, tù đày, đấu tranh, quan sát và học tập, tiếp thu
                      kinh nghiệm quốc tế, cũng như tổng kết thực tiễn đời sống trong nước, người
                      thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm tròn
                      sứ mệnh lớn lao, tạo ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đó là sự ra đời của
                      Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam  -  người  tổ  chức  mọi  thắng  lợi  của  cách  mạng
                      Việt Nam sau này.
                            4. Ngày 6/6/1931, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi khi đó là Tống Văn Sơ) bị
                      chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc). Với bản
                      lĩnh vững vàng và sự cảm hóa kỳ diệu của Người cùng sự giúp đỡ của Luật
                      sư  Francis  Henry  Loseby,  luật  sư  dân  chủ  tiến  bộ  người  Anh  (Giám  đốc

                      Công ty Luật sư  Russ & Co. ở Hồng Kông), Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi
                      nhà tù Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đến Hạ
                      Môn (Trung Quốc).


                                                               476
   473   474   475   476   477   478   479   480   481   482   483