Page 484 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 484

lý luận, Người cũng tham gia biết báo bằng tiếng Trung, dịch từ các văn bản
                      ngoại ngữ khác sang tiếng Trung.
                            Suốt khoảng thời gian từ năm 1927 đến năm 1941, Người đều hoạt động

                      cách mạng ở đây, ngày 3/2/1930, Người cùng các đồng chí của mình thành lập
                      Đảng Cộng sản Việt Nam, thời kỳ ở Hương Cảng, bọn đế quốc đã cấu kết với
                      nhau đàn áp cách mạng, Người phải sử dụng cả ba ngoại ngữ Pháp, Anh, Trung
                      như vũ khí để bảo vệ mình để thoát khỏi lao tù. Người không những sử dụng
                      được vốn tiếng Trung hiện đại mà cả tiếng địa phương của Quảng Đông, Quảng
                      Tây, Người cũng tự học để giao tiếp hàng ngày, Người còn viết rất nhiều bài báo,
                      dịch các tác phẩm của các nhà quân sự nổi tiếng Trung Quốc, dịch cuốn Lịch sử
                      Đảng Cộng sản Liên Xô từ tiếng Hán sang tiếng Việt, khi bị giam giữ ở Quảng
                      Tây, Người đã viết 134 bài thơ bằng chữ Hán, nằm trong tập Nhật ký trong tù,
                      đây chính là tập thơ lớn nhất trong sự nghiệp thơ ca của Người, được dịch ra
                      nhiều thứ tiếng, có giá trị nhân văn sâu sắc.
                            Người  đã  nhiều  lần  sang  thăm  hữu  nghị  Trung  Quốc,  thiết  lập  quan  hệ

                      ngoại giao thân thiết với “người chị láng giềng”, Người dùng tiếng Trung để nói
                      chuyện với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trò chuyện thân mật với nhân dân và
                      nhiều phái đoàn ngoại giao, phóng viên người Trung Quốc.
                            1.5. Quá trình học các ngoại ngữ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh
                            Ngoài  các  thứ  tiếng  chính  Người  đã  học  thì  đi  đến  đâu,  Người  cũng
                      giành thời gian để học tiếng nước ấy, mục đích là giao tiếp, tìm hiểu văn hóa
                      nơi  đó,  tiếng  Tây  Ban  Nha,  Ý,  Đức,  Thái  Lan…  Người  đều  chú  tâm  học
                      những chữ cơ bản, chủ yếu để chung sống, xã giao nên Người không để lại
                      hoặc  để  rất  ít  những  dấu  ấn  ngôn  bản,  Người  đã  đi  28  nước  trên  thế  giới,
                      tương ứng với đó là 28 thứ tiếng Người đều đã học, điều đó cho thấy Người

                      đã coi trọng việc học ngoại ngữ đến như thế nào và điều đó đã giúp ích không
                      nhỏ cho sự nghiệp cứu nước của Người.

                            2. Bài học kinh nghiệm cho thanh niên Việt Nam

                            2.1. Bài học về nhận thức tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ
                            Ngay khi đặt chân lên con tàu Đông Dương, Bác đã thấy nếu không biết
                      ngoại ngữ sẽ rất bất lợi trong quá trình giao tiếp, tìm hiểu về con người và đất
                      nước ấy, do vậy việc đầu tiên mà Bác đặt ra cho mình là phải học ngoại ngữ,
                      Người đã nhìn trước được tương lai của cách mạng, muốn tìm ra con đường cứu
                      nước thì phải bắt đầu từ nhiệm vụ này, Bác từng nói: “Biết tiếng Tây để hiểu
                      Tây, và hiểu Tây thì mới thắng được Tây”, Bác là người Việt Nam đầu tiên biết
                      nói tiếng Anh, tiếng Pháp… và cũng là người đầu tiên sử dụng được nhiều ngoại
                      ngữ nhất (theo thống kê là 29 thứ tiếng). Cách đây hơn 100 năm mà Bác đã nhận
                      thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, Bác nhìn trước được tương
                      lai sau này của một quốc gia, nếu không có ngoại ngữ thì công cuộc làm cách



                                                               482
   479   480   481   482   483   484   485   486   487   488   489