Page 481 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 481

Để có thể bôn ba ở nước ngoài 30 năm thì Người đã rất coi trọng việc học
                      ngoại ngữ, đó cũng là một trong những nguyên nhân giúp Người tìm thấy con
                      đường cứu nước. Ngay từ khi lên tàu, Người đã lên kế hoạch để giúp mình tự

                      học ngoại ngữ, việc học ngoại ngữ ấy chính là tấm gương về nghị lực, về ý chí.
                      Trong khuôn khổ bài viết Hội thảo, tác giả xin đi sâu nghiên cứu về quá trình
                      học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài học kinh nghiệm cho thanh niên
                      Việt Nam.

                            1. Quá trình học các ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

                            1.1. Quá trình học tiếng Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
                            Tiếng Pháp là ngoại ngữ mà Bác học đầu tiên, trên con tàu Đô đốc, Bác
                      làm  quen  với  2  người  lính  Pháp,  ban  ngày  Bác  làm  việc  nặng  nhọc,  đêm
                      khuya Bác lại tranh thủ đọc và viết, Bác còn đọc báo và học thêm tiếng Pháp
                      từ một cô sen. Người ở lại Sainte Adress làm thuê cho ông chủ tàu và nhờ
                      ông chủ giới thiệu, Người đã xin được việc trên tàu chở hàng đi nhiều nước
                      châu Phi, được đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều người, dần dần vốn tiếng
                      Pháp của Người cũng nhiều hơn.
                            Giai đoạn từ 1917-1923, Người trở về nước Pháp, khi ấy phong trào cách

                      mạng thế giới đang dâng cao, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Người
                      đã đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Versailles bản
                      Yêu sách của nhân dân An Nam để đòi quyền độc lập, tự do, bình đẳng giữa các
                      dân tộc, đó là sự đánh dấu một bước ngoặt mới trong phong trào giải phóng dân
                      tộc, lúc đó Người cũng chưa hẳn đã viết được bản tiếng Pháp này mà phải nhờ
                      luật sư Phan Văn Trường viết hộ vì có nhiều từ mới. Ngay sau đó, Người đã tập
                      viết các văn bản báo chí - tin tức bằng cách làm quen với các ông chủ nhiệm tờ
                      báo Nhân đạo, Dân chúng để được họ hướng dẫn viết, lúc đầu viết ngắn, dần
                      viết dài, viết đi viết lại, một bản gửi đi, một bản giữ lại, khi báo đi in, Người bỏ

                      bản giữ lại ra đối chiếu, chỗ nào viết sai thì Người tập viết lại. Đặc biệt, Người
                      còn tập viết các truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới,
                      cứ như vậy, Người dần biết đọc, biết viết nhiều từ hơn và tham gia vào làng viết
                      báo, nhờ viết báo mà Người đã kiếm được tiền nuôi thân.
                            Người tích cực đến thư viện đọc sách, sưu tầm tài liệu, tham gia các Hội
                      nghị, trên đất Pháp để mở rộng tầm mắt và để có thể giao tiếp với nhiều người.
                      Trong thời gian này, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, năm 1920, Người dự
                      đại hội toàn quốc lần thứ XVIII và tiếp thu luận cương Lênin, chính sự kiện này
                      đã giúp  Người  trở thành  người  Cộng  sản  Việt  Nam  đầu tiên.  Một  điều  quan
                      trọng mà chúng ta thấy được, tiếng Pháp chính là công cụ giúp Người tìm ra con
                      đường cứu nước, giúp Người trở thành nhà báo, nhà văn am hiểu văn hóa Pháp.
                            Người vẫn sử dụng tiếng Pháp thường xuyên trong quá trình giao tiếp
                      với các nhà chính trị, với nhân dân Pháp, trong những cuộc phỏng vấn với các



                                                               479
   476   477   478   479   480   481   482   483   484   485   486