Page 528 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 528
phụ. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái
vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp
vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng
thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục
hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ
1
mọc ra” .
Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ
Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của
cách mạng vô sản. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6/1924),
Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa: “Vận mệnh
của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các
thuộc địa... nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung
2
ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc” nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa
tức là "muốn đánh chết rắn đằng đuôi". Vận dụng công thức của C.Mác: sự giải
phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân,
Người đưa ra luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em, chỉ có thể thực hiện
3
được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” .
Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh
giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc. Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp
bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không
đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong
những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể
giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng
4
hoàn toàn” .
Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh có sự phân biệt về nhiệm
vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ
cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người nêu
ví dụ: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp
yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông
5
Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do” .
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 298.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 266.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 128.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 36.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 1, tr. 273-274.
526