Page 524 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 524
riêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc. Trong Báo cáo chính trị đọc
tại Đại hội II của Đảng (tháng 2/1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: Trong giai đoạn
này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là
một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam. Năm 1953,
Hồ Chí Minh viết: “Đảng Lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao
1
và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc” và “Đảng là đảng của giai cấp lao
động, mà cũng là đảng của toàn dân”. Năm 1957, Hồ Chí Minh khẳng định lại:
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên
phong của dân tộc. Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội năm
1961, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời
cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị.
Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh
nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng,
xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn
dân trên cơ sở liên minh công nông
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ
trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là
then chốt bảo đảm thắng lợi. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người phê
phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động.
Người khẳng định: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không
2
chống lại” .
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng
cách mạng bao gồm toàn dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh
đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông...
đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ
đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì
phải đánh đổ.
Từ thực tiễn Việt Nam, với tuyệt đại đa số dân số là nông dân, Hồ Chí
Minh cho rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 7, tr. 230.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 2, tr. 274.
522