Page 527 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 527

kiều dân Pháp ở Việt Nam, cho các chính phủ, các nhà hoạt động chính trị, văn
                      hóa và nhân dân các nước, vừa tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
                      Pháp, vừa kêu gọi đàm phán hòa bình.

                            Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất
                      biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người chủ trương, yêu nước,
                      thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh
                      thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể
                      tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng
                      bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và
                      bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do.

                            Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh và
                      Đảng đã chỉ đạo tích cực xây dựng và phát triển lực lượng, để khi có thời cơ sẽ
                      phát động khởi nghĩa vũ trang. Trước hết là xây dựng các căn cứ địa, đồng thời
                      mở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần
                      chúng... Với sự chủ động, tích cực chuẩn bị đón chờ thời cơ khởi nghĩa, tháng
                      Tám năm 1945, khi thời cơ đến, lệnh “Tổng khởi nghĩa” được ban ra, chỉ trong

                      chưa đầy nửa tháng, cả nước đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân.
                            Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, kế
                      thừa và phát huy nghệ thuật lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
                      Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam
                      đã tập trung lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, với ba thứ quân và
                      không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật của quân đội để đánh bại
                      các chiến lược quân sự của kẻ thù; đồng thời, kết hợp với xây dựng lực lượng
                      chính trị mạnh mẽ của quần chúng để khi thời cơ đến tiến hành tổng tiến công,

                      giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
                            Năm là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng
                      tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
                            Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi
                      của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính
                      quốc. Đề cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc

                      địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế cộng sản (ngày 1/9/1928) cho rằng:
                      Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp
                      vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này, vô hình
                      chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách  mạng ở
                      thuộc địa.
                            Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách
                      mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại

                      lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là
                      mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính -


                                                               525
   522   523   524   525   526   527   528   529   530   531   532