Page 531 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 531

Chi bộ là nơi bắt đầu nguyên tắc “Tập trung dân chủ” trong lãnh đạo và
                      trong việc đề ra những quyết sách để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng thắng
                      lợi. Chúng ta đều biết rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng.

                      Thực hiện tập trung dân chủ trong chi bộ, trước hết là đảm bảo cho nguyên tắc
                      xây dựng một tổ chức cơ sở Đảng vừa chặt chẽ, vững mạnh, vừa thể hiện được ý
                      chí của Đảng và tiếp thu được nhiều nhất nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
                      Nói cách khác, phát huy dân chủ tập trung trong Đảng chính là phát huy sức
                      mạnh của Đảng về tổ chức, đặc biệt là đối với các tổ chức cơ sở Đảng để chống
                      lại quan liêu hóa trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, đồng thời, luôn  đảm bảo
                      được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, ngăn ngừa một cách hiệu quả mầm
                      mống phân liệt và chia rẽ trong Đảng.
                            Chi bộ là nơi thể hiện rõ nhất nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
                      trách”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến
                      cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá
                      nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng

                      việc.  Tập  thể  lãnh  đạo  và  cá  nhân  phụ  trách  cần  phải  luôn  luôn  đi  đôi  với
                             1
                      nhau” .... Ở các tổ chức cơ sở Đảng, các chi bộ tập trung dân chủ cần thể hiện
                      được sự gắn bó giữa dân chủ trong Đảng với dân chủ của nhân dân và dân chủ
                      xã hội thông qua các hoạt động của mỗi đảng viên trong chi bộ.
                            Làm sáng tỏ nguyên tắc này là vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần khẳng
                      định trách nhiệm của từng đảng viên, của từng cấp ủy và đặc biệt là trách nhiệm
                      của người đứng đầu ở mỗi tổ chức Đảng, mỗi cơ quan của Nhà nước, trong việc
                      thực hiện đường  lối của  Đảng và  nêu  gương  trước đảng  viên và  quần  chúng
                      nhân dân. Việc đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách còn đảm
                      bảo cho Đảng thống nhất về đường lối, chủ trương trong lãnh đạo và nhất quán

                      trong tư tưởng khi thực hiện. Đối với các chi bộ, nguyên tắc này còn được kiểm
                      nghiệm thông qua việc thực hiện “nói đi đôi với làm” của mỗi cấp ủy Đảng từ
                      chi bộ tới Trung ương.
                            Chi bộ còn là nơi mỗi đảng viên, mỗi cấp ủy thực hiện đầy đủ nhất nguyên
                      tắc “Tự phê bình và phê bình”. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn đã tổng
                      kết rằng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình là quy luật, là nguyên tắc phát triển
                      của Đảng. Bởi trong quá trình lãnh đạo, quá trình phấn đấu hy sinh thực hiện
                      những nhiệm vụ của Đảng giao phó, trong đấu tranh và trong hoạt động thực
                      tiễn của cán bộ đảng viên, không thể tránh được những thiếu sót, khuyết điểm,
                      thậm chí là sai lầm. Vì vậy, muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao, muốn được
                      nhân dân tin tưởng và ủng hộ thì nhất định phải sửa chữa sai lầm, khắc phục
                      thiếu sót bằng nguyên tắc tự phê bình và phê bình cả trong Đảng và trong tổ

                      chức nhân dân mà trước hết là ở trong chi bộ. Trong thực tế, thực hiện nguyên
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 620.


                                                               529
   526   527   528   529   530   531   532   533   534   535   536