Page 526 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 526

giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản
                                                                                    1
                      cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền” .
                            Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh không hề đối lập với tinh
                      thần yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc Việt Nam mà là sự
                      tiếp nối truyền thống nhân nghĩa của cha ông ta. Đối với Hồ Chí Minh, trong
                      cuộc đấu tranh chính nghĩa để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, việc sử
                      dụng bạo lực cũng nhằm mục đích hòa bình. Theo Người, hòa bình phải là nền
                      hòa bình thật sự, gắn liền với độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và tự do, dân chủ
                      của nhân dân. Nếu mục tiêu đó không được đáp ứng, phương thức tiến hành
                      chiến tranh tất yếu là bạo lực cách mạng. Đó chính là nghệ thuật khéo léo dùng
                      bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng của Người.
                            Tuy đề cao vai trò của bạo lực cách mạng nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt
                      đối hóa vai trò của bạo lực, của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh cách mạng.
                      Người luôn xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con

                      người, Hồ Chí Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu.
                      Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải
                      quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng,
                      chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
                            Việc tiến hành  các hội  nghị Việt  -  Pháp và ký  các hiệp định trong năm
                      1946 là thể hiện tư tưởng nhân đạo và hòa bình của Hồ Chí Minh. Theo Người,
                      tinh thần thiện chí của Việt Nam khi ký hiệp ước còn giá trị hơn mọi văn bản và
                      lời nói, vì chúng ta bảo đảm những lợi ích tinh thần, văn hóa và vật chất của
                      Pháp, và ngược lại, Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng ta. Một chữ “Độc
                      lập” là đủ để đưa lại một sự tín nhiệm đang cần được khẳng định. “Tôi không

                      muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân
                      dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi
                                               2
                      mong đợi ở nước Pháp”  .
                            Sau  khi  miền  Bắc  nước  ta  được  giải  phóng,  Người  kiên  trì yêu  cầu  đối
                      phương  thi  hành  Hiệp  định  Giơnevơ  1954  về  Đông  Dương,  thực  hiện  hiệp
                      thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
                            Việc  tiến hành  chiến  tranh chỉ  là  giải  pháp bắt buộc  cuối  cùng.  Chỉ  khi
                      không còn khả năng thương lượng, hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập
                      trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự, thì Hồ Chí Minh mới
                      kiên quyết phát động chiến tranh.
                            Trong khi tiến hành chiến tranh, Người vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình.
                      Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nhiều lần gửi thư cho Chính

                      phủ và nhân dân Pháp, cho tướng lĩnh, binh sĩ trong quân đội Pháp và những

                      __________
                              1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 12, tr. 304.
                              2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 4, tr. 279.


                                                               524
   521   522   523   524   525   526   527   528   529   530   531