Page 532 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 532
tắc tự phê bình và phê bình vốn là không dễ vì nó “động chạm” đến con người,
“động chạm” đến các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa lãnh đạo và
đảng viên, giữa lợi ích tập thể và những vướng mắc cá nhân... Bởi vậy, để thực
hiện tốt nguyên tắc này, mỗi đảng viên, đặc biệt là các đảng viên có chức, có
quyền, phải thật sự nêu cao kỷ luật tự giác hay còn gọi là “sự thành khẩn” như
Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nói. Mặt khác, muốn thực hiện nguyên tắc tự phê
bình và phê bình cần phải có tình đoàn kết thực sự, chỉ có đoàn kết mới có niềm
tin vào đồng chí và niềm tin vào tập thể chi bộ, và chỉ khi có niềm tin thì mới đủ
ý chí thành khẩn trong tự phê bình và đủ dũng cảm để phê bình đồng chí một
cách thẳng thắn, chân thành. Tình đoàn kết đồng chí đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh dặn lại trong Di chúc của Người: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
1
nhau” và “Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của
2
mắt mình” . Chính vì vị trí quan trọng trong nguyên tắc phát triển của Đảng mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm
của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là
3
một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” .
Trong công tác xây dựng Đảng có thể còn có những nguyên tắc khác,
nhưng ba nguyên tắc Tập trung dân chủ, Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và
Tự phê bình và phê bình là ba nguyên tắc cơ bản, có tính xuyên suốt để xây
dựng một Đảng kiểu mới. Để đảm bảo những nguyên tắc trên được giữ vững,
phát triển và ngày càng được làm phong phú hơn, sâu sắc hơn, đáp ứng được
những yêu cầu mới của cách mạng, Đảng cần phải lấy chi bộ là cơ sở để củng cố,
mọi nguyên tắc phải được thực hiện triệt để và phải thường xuyên được tăng
cường từ các chi bộ.
Hai là, Chi bộ là nơi phát hiện, đào tạo và giới thiệu cho Đảng những quần
chúng và đảng viên ưu tú, những cán bộ gương mẫu, những “hiền tài” của đất
nước để không ngừng bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ chiến lược qua mỗi kỳ Đại hội. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
4
căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” , cán bộ giỏi thì công việc thành
công, cán bộ kém thì công việc thất bại, công việc càng ngày càng nhiều đòi hỏi
cán bộ càng ngày càng thạo và càng biết hy sinh. Điều ấy chứng tỏ rằng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác cán bộ và luôn luôn yêu cầu các cấp, các
ngành trong điều kiện nào cũng đều phải coi trọng công tác cán bộ. Theo Người,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 622.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 622.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 301.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 309.
530