Page 536 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 536

NGUYỄN TẤT THÀNH - NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1920:

                         TỪ NGƯỜI THANH NIÊN YÊU NƯỚC TIẾN BỘ TRỞ THÀNH NGƯỜI

                                               CHIẾN SĨ CỘNG SẢN QUỐC TẾ


                                                             NGUYỄN THỊ THU HẰNG

                                                 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch


                            Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giành
                      độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc nhân dân. Cuộc đời và sự nghiệp vinh quang
                      của Người đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình,
                      độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Bằng thiên tài trí tuệ và sự khảo sát
                      thực tiễn cách mạng thế giới, vượt qua hạn chế của các nhà yêu nước và chí sĩ
                      tiền bối,  Người đã sớm  đến với  Cách  mạng  Tháng  Mười  và  chủ  nghĩa  Mác-
                      Lênin.  Trong  cuộc  đời  cách  mạng  của  mình,  giai  đoạn  1911-1920,  từ  người
                      thanh niên  yêu nước tiến bộ  ra đi tìm đường cứu nước,  Nguyễn Tất  Thành -
                      Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người chiến sĩ cộng sản quốc tế.

                            1. Từ người thanh niên yêu nước tiến bộ ra đi tìm đường cứu nước

                            Khi còn thiếu niên, Nguyễn Tất Thành “đã sớm hiểu biết và rất đau xót
                      trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân
                      Pháp, giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật, nhận công việc
                               1
                      liên lạc” . Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan
                      Chu Trinh và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của
                      một người nào. Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương,
                      chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ
                      để đuổi Pháp, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa
                      Thám thực tế hơn vì trực tiếp chống Pháp nhưng còn nặng cốt cách phong kiến.
                      Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh sang Nhật nhưng anh không đi. Với tấm lòng
                      yêu Tổ quốc, thương đồng bào của một trái tim đầy nhiệt huyết, tiến bộ “anh
                                                                 2
                      thấy rõ và quyết định con đường nên đi” .
                            Tháng 9/1905, Nguyễn Tất Thành được cha xin theo học lớp dự bị trường

                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà Nội,
                      1969, tr. 10.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 10.


                                                               534
   531   532   533   534   535   536   537   538   539   540   541