Page 537 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 537
Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn
Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Ngoài việc học ở nhà trường, Nguyễn Tất Thành còn nhờ người mượn sách ở
Lầu tàng thư, nơi lưu trữ sách và các loại văn thư của triều Nguyễn về đọc. Ở
Huế lúc đó đã xuất hiện nhiều sách báo Tân thư, Tân văn bắt nguồn từ phong
trào Duy Tân theo xu hướng tư sản. Nguyễn Tất Thành đã tìm đọc những loại
sách này. Khác hẳn với các sách kinh điển Nho giáo, các loại sách này chứa
đựng nhiều kiến thức mới về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, về thân thế, sự
nghiệp và tác phẩm của những nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Tháng 4/1908,
Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa
Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời vì nhân dân lao động. Vì những
hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành
bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển
trách vì để con trai có những hoạt động bài Pháp. Trong thời gian học tại trường
Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp. Nhờ ảnh
hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà ý muốn đi sang
phương Tây tìm hiểu tình hình các nước, học hỏi những thành tựu văn minh
nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí anh. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất
Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như
Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước của các sĩ phu.
Sau này, trên hành trình đi tiếp xuống phía Nam, thời gian dạy ở trường Dục
Thanh, Phan Thiết, anh đã dành thời gian đọc những cuốn sách về tư tưởng tiến
bộ của những nhà khai sáng Pháp như Rútxô, Vônte, Môngtétxkiơ. Sự tiếp cận
với những tư tưởng mới đó càng thêm thôi thúc Nguyễn Tất Thành “muốn đi ra
ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ
1
trở về giúp đồng bào chúng ta” . Hơn mười năm sau, tại Liên Xô, trả lời nhà thơ
Ôxíp Manđenxtam về lý do đi ra nước ngoài, Người cho biết: “Khi tôi độ tuổi 13,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở
ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem nhưng gì ẩn
đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong trường học cho người bản xứ, bọn Pháp
dạy người như dạy con vẹt. Chúng không cho người nước ngoài chúng tôi xem
sách báo. Không phải chúng chỉ không cho đọc các nhà văn mới mà cả Rútxô và
Môngtétxkiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm
2
cách đi ra nước ngoài” . Một lần khác nói chuyện với một nhà văn Mỹ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc
này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi thống trị của Pháp.
Người này nghĩa là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.11.
2. Đỗ Hoàng Linh, Hành trình 79 mùa xuân (1890-1969), Nxb. Hồng Bàng, Gia Lai, 2012, tr.54.
535