Page 661 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 661
tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò của Người đối với cách mạng Việt Nam.
1. Bối cảnh lịch sử Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ
vấn đề đi tìm hình của nước lại được đặt ra bức thiết như hai thập niên đầu thế
kỷ XX. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc quyết liệt xâm lược và mở rộng thuộc
địa. Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ, đầu hàng giặc.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt
Nam, biến Việt Nam từ một nước độc lập, có chủ quyền trở thành một nước
thuộc địa. Chúng xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới, lập Liên bang Đông
Dương thuộc Pháp, thiết lập trên cả nước Việt Nam một chế độ cai trị hà khắc
với chế độ chính trị phản động, khai thác, bóc lột về kinh tế và nô dịch nặng nề
về văn hóa, khủng bố về quân sự.
Trong quá trình tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp
từng bước du nhập phương thức bóc lột tư bản vào Việt Nam trong khi vẫn duy
trì phương thức bóc lột phong kiến đã lỗi thời, phản động. Kinh tế, xã hội Việt
Nam có nhiều biến đổi, mâu thuẫn gay gắt hơn. Bao trùm lên là mâu thuẫn giữa
toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa nhân dân lao
động, chủ yếu là nông dân với giai cấp phong kiến, địa chủ ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Sự áp bức và thôn tính của thực dân Pháp càng tăng thì mâu thuẫn
càng gay gắt, quyết liệt. Nhận diện đúng và giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn trên
là vấn đề sống còn của lịch sử phát triển dân tộc.
Xuất phát từ truyền thống quật cường của dân tộc, chịu tác động mạnh mẽ
bởi không khí chính trị thế giới, phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Phong trào Cần Vương, khởi
nghĩa nông dân Yên Thế lâm vào thất bại. Trong bối cảnh đó, nhiều sĩ phu
phong kiến như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và nhiều nhóm trí thức khác đã
tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Nhưng
rồi phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục, đặc biệt khởi nghĩa
Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động cũng rơi vào kết cục bi thảm.
Mặc dù phong trào kháng thuế ở Trung Kỳ đã mang một màu sắc đấu tranh mới,
tiếp cận quyền lợi cụ thể hơn nhưng cũng bị đàn áp trong biển máu. Câu hỏi đặt
ra là tại sao mang khát vọng cứu nước cháy bỏng, cuộc đấu tranh quyết liệt, sôi
nổi nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX lại lâm vào thất bại trầm trọng đến như vậy? Sự thất bại của phong
trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi
thời của hệ tư tưởng phong kiến, vừa chứng tỏ sự yếu ớt và bất lực của hệ tư
tưởng tư sản. Có thể nói Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng về con đường
659