Page 662 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 662

cứu nước, giải phóng dân tộc. Cuộc sống khi đã mang nghịch lý thì chính nó
                      cũng đang tạo ra những điều kiện vật chất để giải nghịch lý; Các Mác đã khẳng
                      định: “nhân loại chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ có thể giải quyết được vì

                      bản thân những nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi điều kiện vật chất để giải quyết nó
                                                                              1
                      đã có hay ít ra cũng đang trong quá trình hình thành” .
                            Có thể nói phong trào yêu nước theo các khuynh hướng khác nhau ở Việt
                      Nam tuy thất bại nhưng từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới
                      của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngọn lửa yêu nước rực cháy của nhân dân, sự
                      hình thành và phát triển của giai cấp công nhân trong nước và tư tưởng cách
                                                                                      2
                      mạng của thời đại là cơ sở hình thành phương hướng mới đó .
                            Trong đội ngũ những nhà yêu nước hăm hở tìm đường cứu nước có một
                      thanh  niên  trẻ  tuổi  mà  buổi  đầu  xuất  hiện  đã  vượt  xa  những  nhà  yêu  nước
                      đương thời về sự mẫn cảm của trí tuệ, về tầm nhìn. Đó là Nguyễn Tất Thành.
                      Xuất thân trong gia đình trí thức yêu nước, lớn lên trên quê hương giàu truyền
                      thống,  từ thuở thiếu thời,  Nguyễn  Tất  Thành đã  được hấp thụ  nền giáo dục
                      truyền thống phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử và những giá trị văn hóa
                      dân tộc, am tường văn hóa phương Đông và văn hóa Trung Quốc. Thời gian
                      học tại Trường Quốc học Huế và đọc sách báo nước ngoài, Người được trang
                      bị  thêm  kiến  thức  về  văn  hóa,  khoa  học  -  kỹ  thuật  phương  Tây.  Đặc  biệt,
                      Người  sớm  hòa  mình  vào  cuộc  sống  của  quần  chúng  lao  khổ  và  tham  gia
                      phong trào yêu nước. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được nghe các bậc cha
                      chú bàn luận việc nước, 13 tuổi làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước, 18 tuổi
                      tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân Thừa Thiên. Quê hương, gia

                      đình và sự nhập cuộc của bản thân đã sớm làm nảy nở trong Nguyễn Tất Thành
                      lòng yêu nước thương dân tha thiết: “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và
                      rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí
                                                                   3
                      đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” .
                            Chứng kiến phong trào chống Pháp sôi nổi của nhân dân ta, Nguyễn Tất
                      Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh
                      và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người
                      nào. Vì: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Người
                      nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ
                      Phan  Bội Châu hy  vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm,
                                                                               4
                      chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” . Cụ Hoàng Hoa Thám thì
                      __________
                            1. Xem C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 13, tr. 16.
                            2.  Xem  Phạm  Xanh,  Nguyễn Ái  Quốc  với  việc  truyền  bá  chủ  nghĩa Mác-Lênin  ở  Việt  Nam
                      (1921-1930), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 10.
                            3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Chính trị quốc
                      gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 14.
                            4. Xem Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 14.


                                                               660
   657   658   659   660   661   662   663   664   665   666   667