Page 689 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 689
Người luôn căn dặn cán bộ và chiến sĩ trong quan hệ quốc tế với các nước
phải giữ vững lập trường, vững vàng, khôn khéo, lấy sức ta mà giải phóng cho ta,
muốn người ta giúp mình trước hết thì mình phải tự giúp mình: “Sự giúp đỡ của
các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong
chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc
1
khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” .
Độc lập, tự chủ, đoàn kết, hữu nghị, thêm bạn bớt thù là chủ đề xuyên
suốt trong chính sách đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong quan hệ đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cần quán triệt
quan điểm độc lập, tự chủ, tự cường gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế, phải
tự mình vạch ra đường lối, chính sách đối ngoại độc lập trên cơ sở lợi ích quốc
gia nhưng đồng thời phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thích ứng với xu thế
của thời đại.
Tháng 9/1947, trả lời nhà báo Mỹ Eli Maissie về chính sách đối ngoại của
nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định phương hướng đối ngoại
của Việt Nam là: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán
2
với một ai” . Đây chính là phương châm, đường lối xuyên suốt trong quan hệ
quốc tế của cách mạng Việt Nam và là cơ sở để xác lập tình hữu nghị, đoàn kết,
hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
rõ chính sách đối ngoại cởi mở của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong
đó có những điểm mà trong bối cảnh hiện nay, chúng ta vẫn thấy rất đúng, rất
thích hợp:
“1- Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai
nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa
các nước có chủ quyền.
2- Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư
bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao
thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế
dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quân
trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 445.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 256.
687