Page 690 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 690
1
hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân” .
Khi xử lý vấn đề tình huống phức tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm
vững phương châm: kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt, thêm bạn bớt thù. Hiệp định sơ
bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là những mẫu mực tuyệt vời của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về vận dụng sách lược mềm dẻo, lợi dụng mâu thuẫn giữa các thế
lực thù địch, giữ vững thành quả của cách mạng trong tình hình ngàn cân treo
sợi tóc, tranh thủ hòa hoãn để tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu
dài. Năm 1946, trả lời tướng Pháp Raoul Salan, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh độc lập về chính trị và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa với Pháp:
“Chúng tôi muốn sống tự do. Chúng tôi muốn có quan hệ rất nhiều về kinh tế
với Pháp. Chúng tôi muốn có những cán bộ chuyên viên kỹ thuật người Pháp
2
trên mọi lĩnh vực. Nhưng chúng tôi phải là chủ nhân trên đất nước chúng tôi...” .
Trong Thư gửi Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (16/2/1946), Người đã viết:
“Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.
Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên
3
có lợi cho toàn thế giới” . Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ của
các nước châu Á và các thuộc địa Pháp. Trong Thư kêu gọi các vị lãnh tụ và
toàn thể nhân dân Trung Hoa, Miến Điện, nhân dân các nước thuộc địa Pháp,
các nhân sĩ dân chủ toàn thế giới, Người viết: “Vì Tổ quốc, vì tự do, nhân dân
Việt Nam kiên quyết kháng chiến đến cùng. Vì nhân đạo, chính nghĩa, vì hòa
bình chung và lợi ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị giúp đỡ mọi
4
phương diện” .
Một nhân tố quyết định bảo đảm và làm tăng hiệu quả, hiệu lực của
chính sách quốc tế, chính sách đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là
nhân cách, phẩm chất, phong cách ứng xử. Mọi người, mọi giới, dù dân tộc
nào, quốc gia nào, là bạn hay là thù khi đến với Người đều bị thu hút bởi sự
chân tình, trí tuệ uyên bác, tinh thần thẳng thắn, thái độ cởi mở, gần gũi mà
lịch sự, tế nhị và để lại những tình cảm, những ấn tượng có lợi cho đất nước,
cho cách mạng Việt Nam.
Đấu tranh cho hòa bình, cùng tồn tại hòa bình là mục tiêu xuyên suốt
trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
xuyên nhấn mạnh nguyện vọng của dân tộc Việt Nam là muốn được hòa bình và
sẽ làm hết sức mình để bảo vệ nền hòa bình đó. Ngay từ năm 1946, Người đã
khẳng định: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 523.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 3, tr. 130.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 204.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 31.
688