Page 688 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 688
trước sự bất đồng chia rẽ giữa các nước xã hội chủ nghĩa, trên quan điểm độc lập
“có lý, có tình”, vì lợi ích của cách mạng thế giới nói chung và vì lợi ích của
cách mạng Việt Nam nói riêng, khi xảy ra mâu thuẫn bất đồng giữa các Đảng
Cộng sản anh em, Người đã làm hết sức mình nhằm mục đích khôi phục lại tình
đoàn kết giữa những người cộng sản: “Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và
1
chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình” .
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải tăng cường quan
hệ hữu nghị đoàn kết với các nước láng giềng, đặc biệt là đối với cách mạng và
nhân dân hai nước Lào - Miên, cùng nhau đoàn kết, liên minh trên nguyên tắc
bình đẳng, hợp tác anh em: Việt Nam kháng chiến có thành công thì Lào, Miên
mới thắng lợi; Lào, Miên có thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi.
Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, Hội nghị đã chủ
trương giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết
trong khuôn khổ từng nước Đông Dương và quyết định thành lập ở mỗi nước
một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Nam); Ai Lao độc lập
đồng minh (Lào); Cao Miên độc lập đồng minh (Campuchia).
Đối với các nước khác trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự
chân thành, tôn trọng và tìm cách khơi dậy những yếu tố tích cực ở các dân tộc,
nhằm tìm ra những điểm tương đồng, tạo nền tảng cho việc xây dựng quan hệ
hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Mặt khác, Người chủ trương khai thác sự
ủng hộ của các nước, kể cả việc tạm thời tranh thủ sự ủng hộ của đối phương,
tránh đối đầu không gây thù oán với một ai, tìm ra những điểm tương đồng, khai
thác mọi khả năng có thể, nhằm tập hợp lực lượng, hình thành mặt trận đoàn kết
ủng hộ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đại đoàn kết của nhân dân Việt
Nam nói riêng và với thế giới nói chung là một sức mạnh to lớn có thể hồi sinh
cả một dân tộc, Người cho rằng: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân
Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở sự ủng hộ của
2
nhân dân thế giới, ví dụ như sự ủng hộ của nhân dân Cuba anh em” .
Người luôn chú ý giáo dục tinh thần quốc tế cho cán bộ và nhân dân ta rằng:
“Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng
chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi
vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta. Không chú trọng đến đặc điểm của
dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm
nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều. Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm
dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các
3
nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại” .
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 623.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 675.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 97-98.
686