Page 720 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 720

Tư viết: “Tử thứ dân tắc bách tính khuyến” (Thương dân như con thì khuyến
                      khích được trăm họ).

                            Khác hẳn với quan điểm Nho giáo về vị trí của người cầm quyền trong chế
                      độ quân chủ, Hồ Chí Minh cho rằng trong xã hội dân chủ, người cầm quyền phải
                      là “công bộc”, là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Người nói: “Trong
                      bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là sự
                      phân công làm đầy tớ cho dân. Đó là vinh dự cao nhất”. Trong Di chúc, Người
                      viết: “Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người
                      đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người còn cho rằng: Cán bộ, chiến sĩ,
                      đảng viên thương dân chưa đủ mà còn phải “hiếu” với dân, như con cái hiếu đối
                      với cha mẹ vậy.
                            Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ (hay nhân dân là chủ đất nước)
                      đã làm cho khái niệm này mang nội dung rất mới, trong bối cảnh nền quân chủ
                      trên thế giới vừa đi qua, và nền dân chủ tư sản còn rất phổ biến trong suốt 6-7

                      thập niên đầu của thế kỷ XX. Tư tưởng đó chỉ có thể hình thành từ tư tưởng
                      “thân dân” trong truyền thống chính trị ở Việt Nam từ nhiều trăm năm trước, từ
                      khát vọng cứu dân, cứu nước của Hồ Chí Minh, và từ sự vận dụng sáng tạo lý
                      luận Mác-Lênin về nền dân chủ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự kết hợp
                      truyền thống và hiện đại, khát vọng dân tộc và lý tưởng thời đại trong tư tưởng
                      Hồ Chí Minh về dân chủ đã khiến cho khái niệm này được nâng lên tầm cao mới,
                      khoa học và nhân văn hơn.

                            3. Lời cuối

                            Từ yêu cầu của hoạt động cứu nước và lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh
                      đã nghiên cứu nhiều học thuyết Đông-Tây, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin,
                      đã học hỏi, tiếp thu, tích hợp, hình thành cho mình một thế giới quan duy vật

                      và phương pháp biện chứng, tạo nền tảng để xây dựng đường lối và phương
                      pháp cho cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
                      không phải là một học thuyết, một hệ thống lý luận sách vở, mà là một đạo lý
                      sống  gắn  với  nghiệm  sinh,  với  vốn  tri thức  văn  hóa  vô  tận  của  Người.  Tư
                      tưởng  về  nhân  dân  cũng  như  vậy,  và  là  một  nội  dung  đặc  biệt  quan  trọng
                      trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh.
                            Tư tưởng Hồ Chí Minh về  nhân dân có thể được biểu đạt  thông qua cả
                      ngôn ngữ và hành động. Đó cũng có thể được hiểu như một hệ thống minh triết
                      Hồ Chí Minh về nhân dân, song Hồ Chí Minh thiên về “sống minh triết” (vô
                      ngôn) nhiều hơn là diễn đạt bằng ngôn ngữ (hữu ngôn). Đây là đặc điểm chung
                      của các hiền triết phương Đông “lo sống cái minh triết hơn là nghĩ đến viết ra
                      sách vở” (Hoàng Ngọc Hiến). Hồ Chí Minh là một điển hình cho lối “sống minh

                      triết”. Người không trước tác để trở thành một nhà triết học hay một lập thuyết
                      gia. Người tự nhận mình là “một nhà cách mạng thực hành”. Người sống gần


                                                               718
   715   716   717   718   719   720   721   722   723   724   725