Page 748 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 748
1
phục vụ cho lợi ích của nhân dân” . Tôn trọng Nhân dân trước hết phải có thái
độ đánh giá cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, “vô luận việc gì,
2
đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” . Cùng với thái
độ đánh giá cao vai trò của Nhân dân, ý thức tôn trọng Nhân dân còn phải đặc
biệt chú ý, không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp của Nhân dân,
không xúc phạm Nhân dân; Phải luôn luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của
Nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ, tôn trọng Nhân dân có nhiều cách: “không phải
ở chỗ chào hỏi kính thưa có lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực vật
lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích.
Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân
3
dân cũng là biết tôn trọng dân” .
Hai là, đạo đức Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân
Tôn trọng Nhân dân ở khía cạnh đạo đức cần phải khai thác ở việc coi
trọng, đề cao Nhân dân như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Ý dân là ý trời. Làm đúng
4
ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại” . Tôn trọng
Nhân dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “Dễ mười
5
lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong” . Vì vậy, “Đối với
6
dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy” .
Ba là, phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân
Phong cách tôn trọng Nhân dân của Hồ Chí Minh thể hiện qua nhiều cách.
Hồ Chí Minh có cách giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng Nhân
dân, thể hiện thái độ quý mến, trân trọng con người. Người chú ý lắng nghe ý
kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu
phê bình của quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình mình. Theo Hồ
Chí Minh, quần chúng chính là những người chịu đựng kết quả của sự lãnh đạo,
tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần, lãnh đạo là đày tớ và
quần chúng là chủ. Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi
hỏi một sự tâng bốc, suy tôn; không bao giờ tỏ ra vĩ đại để đòi hỏi nhân dân thừa
nhận mình là vĩ đại.
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong buổi lễ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập hào hùng của quốc gia lắng đọng
trong lòng mỗi công dân Việt Nam bởi thái độ tôn trọng người nghe của vị
nguyên thủ quốc gia. 24 năm làm Chủ tịch nước (1945-1969), Chủ tịch Hồ Chí
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 453.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 281.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 458.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 10, tr. 63.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 280.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 169.
746