Page 752 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 752
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI KHƠI LẠI MẠCH NGUỒN SỨC MẠNH
NỘI SINH CỦA QUỐC GIA DÂN TỘC VIỆT NAM
TS. PHẠM MINH THẾ
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
TS. BÙI THỊ HỒNG THÚY
Học viện Ngân hàng Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Là một quốc gia có vị trí địa - chính trị, văn hóa, kinh tế và quân sự vô
cùng quan trọng của khu vực và quốc tế nên trong quá trình dựng nước và giữ
nước Việt Nam luôn đứng trước các nguy cơ bị xâm lấn từ bên ngoài. Song,
nhờ có tinh thần yêu nước, đoàn kết nên nhân dân các dân tộc Việt Nam đã
luôn giành được những thành tựu, thắng lợi to lớn, vẻ vang trong việc chống
giặc ngoại xâm cũng như phát triển đất nước. Những câu truyện cổ tích mang
tính huyền thoại của cha ông ta như: Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Truyện
Lang Liêu (Sự tích bánh trưng, bánh dày), Truyện Mai An Tiêm, Truyện
Tháng Gióng, Truyện An Dương Vương và các truyền thuyết về thành Cổ Loa,
về Cao Lỗ, Nỏ Thần,… đều đã phản ánh về giá trị của truyền thống cộng đồng
chung sức, của sức mạnh nội sinh. Cũng chính nhờ truyền thống, sức mạnh nội
sinh ấy mà chúng ta đã giành được độc lập sau hơn 1.000 năm Bắc Thuộc, giữ
được nền độc lập của quốc gia dân tộc ở thời kỳ Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần.
Nhận thức được giá trị của sức mạnh nội sinh ấy nên Hưng Đạo Đại vương
Trần Quốc Tuấn đã từng đúc kết rằng: “Đời Đinh, Lê dùng được người tài giỏi,
đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một
dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó là một
thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh
Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn
mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải
bị bắt. Đó là trời xui nên vậy… phải chọn dùng tướng giỏi, phải xem xét quyền
biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con
thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó mới
750