Page 817 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 817
trả lời của “Hồ Chủ tịch”: Tôi vào Đảng Xã hội Pháp “chỉ vì đấy là tổ chức duy
nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý
của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Theo A. Ruscio, điều đó có
nghĩa là Nguyễn Ái Quốc chỉ nhắc đến lý tưởng cộng hòa Pháp chứ không phải
đến truyền thống chủ nghĩa xã hội Pháp hay Cách mạng tháng Mười Nga? Tác
phẩm chính trị đầu tiên mà Nguyễn dịch ra tiếng Việt không phải là Tuyên ngôn
Đảng Cộng sản của Mác - Ăngghen hay Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản của Lênin, mà là Tinh thần pháp luật của Montesquieu.
Cũng theo A. Ruscio, nguời ta không tìm thấy một dấu hiệu nào cho biết dự
kiến chính trị của Nguyễn Ái Quốc vào thời đó rằng sau khi giành được độc lập
sẽ xây dựng An Nam thành một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa!
Pierre Brocheux, một sử gia Pháp đã hơn có 50 năm nghiên cứu về Hồ Chí
Minh, lại đưa ra một nhận định: “Hồ Chí Minh là một người theo đạo Khổng,
ông ưa các giải pháp ôn hòa hơn là cực đoan”.
GS. Yoshiharu Tsuboi (Đại học Waseda, Nhật Bản) trong tham luận tại Hội
thảo Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, tháng 12/2008), nêu vấn đề: “Có lẽ giá
trị mà Hồ Chí Minh coi trọng nhất trong suốt cuộc đời mình là những giá trị của
nền cộng hòa mà cơ sở lý luận của nó là Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Nền cộng
hòa được xây dựng bởi những cá nhân, theo quan điểm giá trị mới về con người,
rất khác với quan niệm của Nho giáo. Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị
duy nhất ở châu Á đã nhận thức được một cách đúng đắn tinh thần của nền cộng
hòa Pháp và đã cố gắng đưa nó vào Việt Nam. Khi đã trở thành người cộng sản,
Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho mục tiêu Độc lập,
Tự do, Hạnh phúc. Như vậy, theo GS. Y. Tsuboi, về mặt này, “ông Hồ không
phải là người cộng sản chính thống theo quan điểm Mác - Lênin”. Cho nên, nếu
chỉ lấy ý thức hệ Mác - Lênin để lý giải cụ Hồ là không đầy đủ, do còn thiếu cái
nền văn hóa - tư tưởng phương Tây, do không nắm được “tinh thần cộng hòa”,
mà vẫn đóng khung trong cách nhìn “đấu tranh giai cấp”. Cả về sau này, để nhận
viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Nam, bản thân ông Hồ Chí Minh đã phải phát ngôn và hành động như một
người cộng sản, đó là “do thúc ép của hoàn cảnh lịch sử”, mà ông không có sự
lựa chọn nào khác (!).
Vậy Hồ Chí Minh là người Cộng sản hay Dân tộc? Người yêu nước hay
chiến sĩ quốc tế? Cộng hòa, Cộng sản hay Xã hội dân chủ ? Theo chủ nghĩa Mác
hay theo đạo Khổng ? v.v.. Bài viết này nghiên cứu từ điểm xuất phát là những
cơ sở dẫn đến những suy nghĩ và quyết định lựa chọn của Hồ Chí Minh 110 năm
trước - ngày 5/6/1911, chính thức dấn thân đi tìm con đường giải phóng cho dân
tộc và những bước của Người trong quá trình tìm thấy và khẳng định con đường
cách mạng giải phóng dân tộc để góp phần trả lời cho những câu hỏi đó.
815